Dù cuộc sống có bao khó khăn đi nữa nhưng bà Vinh vẫn luôn cố gắng lo cho cháu từng ngày một. Chỉ cần cháu khỏe mạnh thì dù có ăn cơm với rau bà vẫn cảm thấy vui.

Trong suốt 4 năm điều trị chết não tại Khoa Liệt vận động – Ngôn ngữ trẻ em, Bệnh viện Châm cứu Trung ương thì từ “bà” là từ duy nhất mà em nói được. “Cháu ăn giỏi lắm, bữa nào cũng hết nguyên một suất cơm, món gì cũng ăn được. Thế nhưng nếu tôi không cho ăn thì thằng bé cũng nhịn luôn, chứ không biết đòi”, bà Vinh chia sẻ.

Nhìn dáng vóc và gương mặt của bé Thuận như vậy nhưng rất ít người biết được rằng cậu bé chết não, không nhận thức được gì. Em có thể sống được, nhìn thấy như hiện tại thì phần lớn vẫn nhờ những cố gắng của bà.

Trong vòng 4 năm qua một tay bà Vinh chăm sóc cho đứa cháu của mình (Ảnh: VNExpress)

Bé Mai Hưng Thuận là bệnh nhi lớn tuổi nhất tại Khoa Liệt vận động – Ngôn ngữ trẻ em, điều trị hơn 4 năm qua. Bà nội kể, tháng 6/2015, khi Thuận 8 tuổi, em ra sông chơi một mình không may ngã xuống sông, đuối nước. Khi được phát hiện, cháu đã trong tình trạng cứng đờ tay chân, mắt trợn.

Thuận được hô hấp nhân tạo, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, sơ cứu rồi chuyển tiếp lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Các bác sĩ chẩn đoán Thuận gặp tình trạng mất oxy lên não kéo dài, dẫn tới chết mô não. Em được thở oxy, đặt ống thông qua miệng xuống dạ dày để truyền sữa và thức ăn.

Một tháng sau, bác sĩ báo Thuận thành người thực vật, không thể cứu chữa, gia đình nên cho về nhà chăm sóc được ngày nào hay ngày đó. “Cả tôi và ông nhà đều thương quá nên quyết định còn nước còn tát, đưa cháu đi chữa trị, chứ bây giờ để cháu nằm nhà tội nghiệp”, bà chia sẻ.

Thuận được chuyển đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Suốt hai tháng, mắt em không nhìn được gì. Bác sĩ Dương Văn Tâm, Trưởng Khoa Liệt vận động – Ngôn ngữ trẻ em, khuyên gia đình đưa bé sang Bệnh viện mắt Trung ương khám đồng tử. Gia đình cũng xác định nếu lần này khám mắt cháu không còn nhìn thấy gì nữa thì đành cho về nhà.

May mắn, các bác sĩ bệnh viện Mắt kết luận đồng tử tốt, do bé gặp vấn đề ở não nên không thể nhìn thấy. Em tiếp tục về viện Châm cứu Trung ương điều

Nhìn nụ cười ngây thơ của thuận nhiều người không khỏi rơi nước mắt (Ảnh: VNExpress)

Buổi sáng, bác sĩ Tâm dùng ba kỹ thuật điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt tác động lên các huyệt đạo, mất chừng 30 phút. Buổi chiều, Thuận được bác sĩ xoa bóp tay chân, kết hợp với uống thuốc bổ não, thuốc tiêm… Vài ngày đầu tiên khi châm cứu, cậu bé giãy giụa, kim tuột ra, bác sĩ phải trói hai chân hai tay vào thành giường.

Điều trị được vài đợt, nước mắt em bắt đầu chảy ra. Người bà nghẹn ngào vì xúc động, cầm bông hoa giơ trước mặt cháu. Thấy bông hoa, Thuận nhìn theo, mỉm cười. Em đã nhìn thấy được rồi.

Một năm sau, Thuận vận động, đi lại được song ăn uống và vệ sinh cá nhân không biết. Đôi chân trước đây teo lại, nhỏ hơn cả đôi tay thì sau một năm, đã phổng phao hơn nhiều. Âm thanh đầu tiên em cất lên là tiếng “Bà”. Đó cũng là từ duy nhất em nói được, đến nay.

Nhờ điều trị bằng phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt mà sức khỏe của bé Thuận dần ổn định hơn. Một năm Thuận điều trị vài đợt, mỗi đợt kéo dài một tháng rồi lại về nhà. Lần nào cũng chỉ có bà em đi cùng chăm sóc. Ông nội ở nhà làm công nhân, lấy tiền nuôi cháu. Cứ hết một đợt điều trị, Thuận được bà đưa về quê chăm sóc. Trẻ con hàng xóm sang chơi, em vẫn chỉ ngồi trong góc nhà, mỉm cười.

Đêm đến, bà nội ngủ cùng em, sợ cháu nằm một mình sẽ ngã. Thỉnh thoảng Thuận lên cơn động kinh trong đêm, bà Vinh lại phải thức trắng để trông. Chữa trị kéo dài, dai dẳng nhưng bà cháu đều kiên trì, lạc quan: “Ông bà sau này sẽ già yếu, qua đời cũng không sao, chỉ mong cháu tự có thể tự vệ sinh cá nhân được là được, bà chỉ có ao ước đó thôi”.

Em Thuận ôm hôn bà vào lòng (Ảnh: VNExpress)

Chính nhờ tình yêu thương to lớn của bà mà cậu bé Thuận ngây ngô, không nhận thức được bất cứ thứ gì xung quanh đã có những nhận thức đầu tiên, ngoài tiếng gọi “bà” thân thương thì cậu bé còn có thể ôm và hôn bà.

Ôm Thuận vào lòng, bà Vinh xoa lên mái đầu Thuận hồi lâu, rồi đặt em nằm xuống. Bà tiếp tục bóp tay chân cho em trước khi bác sĩ đến châm cứu. Bà chia sẻ: “Tôi không biết cháu tôi sẽ còn phải tiếp tục điều trị đến bao giờ, nhưng một khi tôi còn sức khỏe, tôi sẽ luôn ở bên cạnh cháu, điều trị cho cháu đến cùng”.
——–
Theo: VNExpress

 
Tổng hợp : Webtretho