chị dựa vào tường thở, dáng vẻ thanh xuân trong bức ảnh cưới nơi đầu giường đã không còn dấu tích. Người đàn ông đáng thương ấy tên Nguyễn Văn Trung quê ở Yên Bái, học hết cấp 3 anh vào học chụp ảnh tại một tiệm cưới ở Việt Trì, Phú Thọ. Ở đây, anh quen và yêu chị Trang, cô thu ngân xinh xắn của tiệm. Sau gần một năm tìm hiểu, đến năm 2009, họ chính thức về chung một nhà.

3 tháng sau khi cưới nhau, trong một lần đến đón vợ sau giờ làm, Trung bị một người đàn ông ngoại quốc đi ôtô đâm trúng, chấn thương vùng đầu. Anh Trung ngay lập tức được đưa vào chữa trị tại bệnh viện ở Phú Thọ, rồi lại ở quê nhà Yên Bái, nhưng vẫn lực bất tòng tâm, cơ thể gần như vô thức, không thể vận động.

Vụ tai nạn khá nặng khiến anh Trung không còn được như người bình thường, nằm viện suốt 1 năm và người gây tai nạn đã tài trợ chi phí để Trang đưa chồng xuống Hà Nội chữa bệnh. Châm cứu 4 tháng, Trung cử động được tay trái và nói được vài từ. Tuy nhiên, do không có kinh phí chữa thường xuyên, hai năm nay, Trang hiếm khi thấy chồng bật ra tiếng. Người gây tai nạn còn muốn bù đắp hơn cho gia đình khi mời chị đến chỗ mình làm việc đồng thời sẽ được lo chỗ làm, chỗ ăn ở, nhưng chị Trang nói: “Làm như vậy tôi thấy mình có khác gì ăn vạ nên không đồng ý”.

Sau khi rời viện, ở quê không có việc làm, chị Trang ở lại Hà Nội bán nước, bán ngô nướng, ngô luộc nuôi chồng. Hiện tại, chị là công nhân của một công ty tại huyện Thanh Trì, có mức thu nhập 4,5 triệu đồng/tháng. Đôi khi mẹ chồng chị – bà Bình cũng gửi một khoản tiền nhỏ xuống để góp thêm tiền chữa bệnh cho con trai. “Vợ chồng nó không con cái nhưng tính đến nay là 9 năm Trang một mình chăm sóc con trai tôi rồi. Tấm lòng của nó rất đáng trân trọng, đáng ghi ơn”, người phụ nữ tuổi 67 nói. Bà thoái hóa cột sống nên từ ngày các con xuống Hà Nội, bà chưa một lần gặp con trai.

Nhớ lại hôm ấy, chọ Trang chỉ biết gửi chồng cho hàng xóm nhưng sợ anh buổi tối phải ngủ một mình, gần sáng chị lại bắt xe về, chịu tang xong chiều đi luôn. Chị trang nghẹn ngào nói: “9 năm rồi, tôi có biết cái Tết quê thế nào đâu”. Nhìn bóng dáng gầy guộc mà vẫn phải gồng mình lên để sống khiến ai cũng phải xót xa. Chị Trang giơ cánh tay gân guốc của mình lên, bông đùa: “Hồi còn con gái tôi cũng xinh xắn, có da có thịt lắm chứ, giờ mới tong teo xấu xí thế này thôi”. Đi làm buổi trưa dù chỉ được nghỉ một tiếng rưỡi, chị cũng vội vã lao xe hơn 10 km từ chỗ làm về nhà, lo cơm nước, đút cho chồng ăn.

Thật may mắn khi tháng 6 vừa qua, vợ chồng Trang được một chủ nhà trọ ở quận Hoàng Mai đón về ở, chỉ thu tiền phòng 500 nghìn đồng mỗi tháng, bằng 1/3 bình thường. Trang cho biết, không phải lúc nào chị cũng may mắn gặp được chủ trọ tốt bụng như vậy. Trong 9 năm nuôi chồng ở Hà Nội, chị phải chuyển nhà trọ 5 lần, vì mỗi lần lên cơn đau, anh Trung lại hò hét, phiền đến hàng xóm.

Giờ đây, mọi gánh nặng gia đình đều đổ dồn lên đôi vai gầy yếu của người phụ nữ này. Hiện nguồn kinh tế chính của gia đình chỉ là trông chờ mấy đồng lương đi làm của chị. Chị chia sẻ rằng trước những khó khăn, áp lực trong cuộc sống mà đôi khi chị từng nghĩ sẽ giải thoát cho cả hai. Thế nhưng chị lại không đủ dũng khí tự tay chấm dứt cuộc đời anh. Giờ đây, mơ ước duy nhất của chị là anh có thể tập tễnh đi trong nhà hoặc nói được đôi ba câu, để những lúc anh đói hay mệt, chị có thể hiểu mà chiều chồng.

Theo ohman.vn