Quan điểm đó tuy chỉ mang tính chất vui đùa nhưng với trường hợp dưới đây thì lại hoàn toàn khác. Em bé sinh ra không may bị hỏng mắt khiến cả nhà chồng nghi ngờ người mẹ. Tuy nhiên, sự thật khi nghe bác sĩ nói thì tất cả đều im lặng, riêng người chồng cả đời về sau có lẽ sẽ day dứt khôn nguôi.
Cụ thể câu chuyện này mình đọc trên báo nên chia sẻ lại với mọi người nhé.
Chỉ vì sai lầm của bố mà em bé sinh ra không được lành lặn. Ảnh minh họa, nguồn: Sina
Thấy con bị bệnh, nhà nội liền đi xét nghiệm xem có đúng là ‘dòng giống nhà mình không’
Đó là trường hợp của anh Trần Văn Hợp (Đông Anh, Hà Nội). Vợ chồng anh Hợp cưới nhau 2 năm mới có tin vui. Vốn tưởng ngày đón chào bé sẽ là ngày hạnh phúc, không ngờ lại là ngày đau đớn nhất cuộc đời.
Bởi vì, thật buồn là em bé sinh ra bị mù bẩm sinh.
Thấy cháu như vậy, mẹ anh Hợp quả quyết là ‘có vấn đề’ nên yêu cầu vợ chồng anh cho con đi xét nghiệm ADN xem có phải ‘dòng giống nhà mình không’. Theo bà, cả họ nhà anh bao đời nay không có ai bị bệnh như vậy cả. Vợ anh thì chỉ biết ôm con khóc nức nở vì vừa thương con, vừa đau lòng, không nghĩ nhà chồng lại nghi ngờ mình như vậy.
Khi đưa con đến Viện Nhi Trung ương để kiểm tra, bác sĩ đã đưa ra kết luận vô cùng bất ngờ.
Đứa trẻ không chỉ là con ruột của anh H mà còn tìm ra nguyên nhân sâu xa khiến em bé bị mù bẩm sinh chính là do người bố.
Bác sĩ nói: Có thể là vì vợ anh bị nhiễm bệnh lậu trong thời gian mang thai mà không biết. Vì thế, đứa bé mới gặp biến chứng này.
Nghe vậy, anh Hợp giật mình. Bởi, hồi thanh niên khi chưa vợ con, anh có theo bạn bè đi bia ôm và có phát sinh ngoài ý muốn với một cô nhân viên. Sau đó, anh bị viêm nhiễm, tiểu buốt nên đi khám. Bác sĩ có nói anh bị bệnh lậu. Anh cũng không điều trị kỹ càng gì mà chỉ uống thuốc qua quýt một thời gian, thấy không có biểu hiện lạ nữa nên cũng quên luôn.
Thật không ngờ, bệnh của anh chưa khỏi hẳn. Trong cơ thể vẫn còn mầm bệnh nên đã lây sang vợ rồi truyền cho con. Nhìn bé con xinh xắn nhưng đôi mắt không thể nhìn thấy vì bệnh tật, anh như đứt từng khúc ruột.
Vợ chồng nên đi khám và điều trị cùng nhau. Ảnh minh họa, nguồn: Sina
Trong gia đình, có những bệnh có thể di truyền nhiều đời. Đôi khi, bố mẹ lành lặn nhưng sinh con ra có bệnh là do giống cụ, ông bà trong gia đình. Các bệnh này thường là:
+ Ung thư (UT):
Hiện nay, y học đã xác định được hơn 100 loại bệnh K ở các cơ quan khác nhau. Trong đó có khoảng 20 bệnh có khả năng di truyền từ cha mẹ sang con và những thế hệ tiếp theo. Những bệnh này gồm: K vú, UT cổ tử cung, tuyến tiền liệt, dạ dày…
UT do di truyền chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (5 – 20%) nhưng mọi người cần đề phòng. Để nhận biết bạn hay người thân trong gia đình có thể bị K do di truyền không có thể dựa vào các dấu hiệu nhận biết. Cụ thể, số người trong gia đình bị bệnh nhất là ở độ tuổi còn trẻ và có một thành viên trong nhà xuất hiện nhiều khối u, nhất là khối u ở cùng 1 cơ quan.
Hiện nay, bạn có thể xét nghiệm di truyền, phân tích gen, nhiễm sắc thể hoặc protein để phát hiện ra bệnh K di truyền. Từ đó dự đoán được nguy cơ mắc bệnh.
+ Bệnh Down:
Đây là một dạng rối loạn di truyền xảy ra trên nhiễm sắc thể số 21. Chứng bệnh này gây ra tình trạng khiếm khuyết cả về cơ thể lẫn chức năng, chậm phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, người bệnh cũng hay bị bệnh liên quan tới tim mạch, thị giác, thính giác.
Bệnh di truyền này rất nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chẩn đoán sớm vào tuần thứ 12 của thai kỳ. Do đó, phụ nữ mang thai nên làm xét nghiệm sàng lọc để chẩn đoán sớm, nhất là khi trong gia đình có tiền sử từng bị bệnh.
+ Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia:
Đây là bệnh lý di truyền nguy hiểm nhất hiện nay. Thai nhi có thể ‘đi’ ngay trong bụng mẹ nếu mang bệnh thể nặng. Ngay cả khi được sinh ra, những đứa trẻ này cũng đoản thọ. Bệnh này là bệnh di truyền lặn, có liên quan tới đột biến gen quy định sản sinh hemoglobin. Vì vậy, những người mắc bệnh này hay bị thiếu máu và thừa sắt, cần được truyền máu và dùng thuốc để thải sắt liên tục.
+ Bệnh máu khó đông:
Đây là một dạng rối loạn chảy máu di truyền khiến máu loãng và khó đông lại như bình thường. Người bệnh chỉ cần bị một vết thương nhỏ cũng có thể bị mất máu.
Bệnh này liên quan tới nhiễm sắc thể giới tính X do gen sản xuất ra yếu tố đông máu chỉ nằm trên nhiễm sắc thể này. Do đó, bé trai (bộ nhiễm sắc thể XY) khi nhận sắc thể X mang bệnh từ mẹ sẽ có biểu hiện bệnh. Còn bé gái (mang bộ nhiễm sắc thể XX) chỉ biểu hiện thành bệnh khi cả bố và mẹ đều có nhiễm sắc thể mang bệnh.
+ Bệnh mù màu:
Nguyên nhân gây ra bệnh mù màu di truyền là do các đột biến trên nhiễm sắc thể giới tính X. Nó thường xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ. Với những người đàn ông bị mù màu thì có hơn 50% nguy cơ cháu ngoại (cùng gới tính nam) sẽ mắc bệnh. Thông thường, bệnh này sẽ di truyền từ ông ngoại sang cháu trai.
+ Bệnh Celiac đường ruột:
Bệnh này còn được gọi là bệnh không dung nạp gluten. Theo nghiên cứu, nếu cha mẹ, con cái hay anh chị em họ hàng trong nhà bạn mà bị bệnh này thì bạn sẽ có 10% nguy cơ bị bệnh.
Tổng hợp : Webtretho
https://www.webtretho.com/f/benh-tre-em/vua-nhin-mat-chau-ra-doi-ba-noi-mot-muc-doi-xet-nghiem-adn-bac-si-tra-ket-qua-be-bang