Cửa sinh là cửa tử.Tệ hơn nữa, đôi khi ngay cả khi người mẹ đã sinh con thì cũng không hoàn toàn vượt qua nguy hiểm. Một bác sĩ sản khoa đã chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân của mình trên trang Weibo, Trung Quốc và được nhiều người chú ý.
Chỉ một câu nói của sản phụ vừa sinh con, bác sĩ tái mặt đẩy vào cấp cứu (Ảnh Sohu)
“Lặng lẽ trong ca phẫu thuật mổ lấy thai, cuối cùng tôi cũng nghe thấy tiếng khóc đầu tiên của em bé. Có lẽ người mẹ lúc này đang rất hạnh phúc, trái tim treo lơ lửng, ngập tràn những cảm xúc thiêng liêng cho đứa con đầu lòng.
Sản phụ vẫn nằm trong phòng sinh nghỉ ngơi. Còn tôi và những người khác thì chuẩn bị cho các kíp mổ tiếp theo. Đột nhiên, khi đi ngang qua cô ấy, tôi nghe một tiếng gọi lớn “Bác sĩ, em muốn đi vệ sinh, chịu không nổi rồi”.
Nghe câu nói này, tay chân tôi như rụng rời và tôi nhanh chóng chạy đến cứu người, gọi các nhân viên y tế khác nhanh chóng vào phòng cấp cứu. Tình trạng này còn khủng khiếp hơn là chuẩn bị cho ca sinh mổ trước đó”.
Hóa ra theo kinh nghiệm lâm sàng nhiều năm của bác sĩ, đó là dấu hiệu củatriệu chứng băng huyết sau khi sinh. Sản phụ được gấp rút đẩy vào phòng mổ. Người chồng và gia đình được phép vào phòng mổ trong giai đoạn nguy hiểm này, liên tục nói chuyện để sản phụ không chìm vào giấc ngủ.Toàn bộ quá trình kéo dài hơn năm giờ, và các bác sĩ cuối cùng đã giành lấy được sự sống mong manh từ tay thần chết.
Băng huyết sau sinh mổ là hiện tượng máu chảy ồ ạt từ âm đạo sản phụ, hay còn được gọi là máu sản hậu. Nếu tình trạng này kéo dài trong vòng 24 giờ sau sinh sẽ khiến cơ thể bị mất máu quá nhiều. Trường hợp không được điều trị kịp thời có thể khiến sản phụ mất máu dần đến chết.
Phụ nữ sinh con chẳng khác nào đi vào cửa tử, băng huyết có thể xảy ra ngay khi ai cũng đinh ninh mẹ đã vượt cạn an toàn (Ảnh Sohu)
Theo Tổ chức Y tế thế giới,băng huyết sau sinh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở sản phụ, chiếm 35% tỷ lệ tử vong, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khoẻ của rất nhiều gia đình ở nhiều quốc gia.
Từ năm 1999 đến 2010, toàn thế giới đã giảm tỷ lệ tử vong mẹ từ 543.000 trên 100.000 ca sống xuống còn 287.000 ca trên 100.000 ca sống. Tuy nhiên con số này ở các nước đang phát triển cao hơn so với các nước phát triển. Mỗi năm, có 14 triệu phụ nữ mang thai trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi băng huyết sau sinh.
Nguy cơ tử vong ở bà mẹ do băng huyết là 1/1000 ca ở các nước đang phát triển. Có tới 99% các trường hợp tử vong do bị băng huyết sau sinh xảy ra ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình, trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này chỉ vào khoảng 1%. Vì vậy, việc phòng ngừa băng huyết sau sinh đóng vai trò rất quan trọng đối với những người làm công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em.
Thông thường, băng huyết ở phụ nữ sau khi sinh do một số nguyên nhân chủ yếu gây ra:
– Khối lượng của thai nhi quá to.
– Sản phụ bị rối loạn đông máu trước đó mà không biết.
– Thời gian chuyển dạ của người mẹ quá dài, nhất là trong trường hợp sinh con đầu lòng.
– Sản phụ trước kia đã từng nạo hút thai nhiều lần khiến niêm mạc tử cung bị viêm nhiễm.
– Sản phụ mang đa thai, nhiễm trùng ối, bị tiểu đường, có bất thường ở nhau thai, rách cổ tử cung, tử cung có u…
– Băng huyết sau sinh còn bị ảnh hưởng do áp dụng phương pháp giục sinh không đúng cách.
Trong vòng 42 ngày sau sinh, sản phụ cần được theo dõi chặt chẽ để phòng ngừa biến chứng (Ảnh Sohu)
Để hạn chế nguy cơ xảy ra băng huyết sau khi sinh là nên khám thai đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ trong suốt quá trình mang thai để được chẩn đoán và phát hiện sớm và tránh được những nguy cơ có thể xảy ra. Sản phụ nên chọn những bệnh viện lớn, có nhiều bác sĩ giỏi, có trang thiết bị đầy đủ để làm nơi đón bé chào đời. Đặc biệt trong trường hợp mẹ bầu nào có những bất thường về thai nghén, đã được cảnh báo có thể xảy ra tình trạng băng huyết sau khi sinh thì việc chọn các bệnh viện lớn có đầy đủ trang thiết bị để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc hỗ trợ sinh nở và tránh được các sự cố ngoài ý muốn.
Phòng ngừa băng huyết còn phải chú ý đến cả thời gian sau khi cuộc sinh hoàn tất. Sản phụ sau khi sinh xong phải được nghỉ ngơi hoàn toàn, tuyệt đối không làm việc nặng nhọc, không được để cho tức giận, lo buồn quá mức vì tất cả những điều này có thể gây nên hậu quả, ra băng huyết trở lại. Trong suốt thời kỳ hậu sản (được tính từ sau khi cuộc vượt cạn hoàn tất cho đến 42 ngày sau khi sinh), người nhà cần chăm sóc sản phụ chu đáo, sản phụ cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để cơ thể mau phục hồi trở lại, nếu có bất thường nào phải báo ngay cho bác sĩ.
Link: http://www.sohu.com
Tổng hợp : Webtretho