Nếu mọi người theo dõi báo chí gần đây sẽ biết các chuyên gia phong thủy đều khẳng định năm Giáp Thìn là năm đầu tiên bước sang vận 9, tức là vận Cửu Tử. Chính vì vậy, việc chọn giờ cúng rằm tháng Giêng rất quan trọng.
Năm nay, giờ Mậu Ngọ được coi là giờ tốt nhất để cúng rằm, tốt hơn nữa là chính Ngọ, mọi người nên lưu ý nhé!
Theo chuyên gia phong thủy Song Hà, cúng rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều) là thời điểm tốt nhất. Lí do là vì mọi người tin rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.
Rằm tháng giêng được coi là dịp lễ đặc biệt quan trọng cần sửa soạn mâm lễ cúng thành tâm, chu đáo nhất trong năm, ảnh: DSD
(Lưu ý, cần chú ý là trong hệ thống cúng ngày Rằm thì chỉ có duy nhất ngày Tết Thượng Nguyên 15/1 âm là cúng được giờ Ngọ, còn 11 ngày rằm còn lại trong năm sẽ không nên cúng giờ Ngọ).
Ngày rằm nếu không sắp xếp được thời gian trên, gia chủ có thể làm lễ cúng từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng là được.
Ngoài ra, chuyên gia còn gợi ý một số khung giờ đẹp để cúng rằm tháng giêng cho mọi người tham khảo như sau:
– Giờ Ất Mão (5h-7h)
– Giờ Mậu Ngọ (11h-13h)
– Giờ Canh Thân (15h-17h)
– Giờ Tân Dậu (17h-19h)
Chuyên gia nhấn mạnh, cúng rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (11h trưa tới 1h chiều) là thời điểm tốt nhất, riêng năm 2024 Giáp Thìn chính là giờ Mậu Ngọ từ 11h10 đến 12h50. Bởi đây là thời điểm Tam Bảo giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh, thành tâm cầu khấn ắt giúp chúng ta được khai mở và tự thấy bình an trong suốt năm 2024 và còn là khai sáng tâm thiện cho cả vận 9 vận Cửu Tử.
Người Việt tin rằng rằm tháng giêng là ngày đẹp nhất trong năm và dành nhiều ước nguyện về cuộc sống bình an, mạnh khỏe, ảnh: DSD
Vì sao người Việt có câu nói: Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng, rằm tháng giêng là ngày đẹp nhất trong năm
Ngày mùng 1 là ngày đầu tháng nhưng đêm lại tối đen; còn ngày rằm lại có trăng sáng sủa. Trong một năm, ngày rằm đầu tiên là rằm tháng giêng nên người ta mới rủ nhau đi chùa.
Từ xa xưa, người ta ta tin rằng ngày rằm tháng giêng, Đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của các Phật tử.
Vào ngày này, nhà vua hội họp với các ông trạng để thết tiệc và mời vào vườn thượng uyển thăm hoa, ngắm cảnh, làm thơ.
Đặc biệt, rằm tháng giêng cũng có một tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu. Dịp này, ban đêm ở kinh thành xưa và các nơi có chăng đèn, kết hoa.
Một số nơi có bơi thuyền. Một số nơi khác có nhiều trò vui như đánh gươm, nhảy múa, cưỡi ngựa…
Ở cuốn Đình Nam Bộ xưa và nay (Nhà xuất bản Văn Hóa – Văn Nghệ, 2018), hai tác giả Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tưởng cho rằng lễ cúng rằm tháng giêng cùng với lễ cúng vào rằm tháng 7 và tháng 10 đều nằm trong lễ cúng Tam nguyên.
Nhiều người thường đi lễ chùa trong ngày rằm tháng giêng, ảnh: DSD
“Các lễ này có nguồn gốc từ lễ nghi nông nghiệp, về sau được Phật giáo “đồng hóa” theo lễ sóc vọng hằng tháng.
Theo đó, lễ Thượng nguyên là ngày vía Thiên quan đại đế (lễ Thiên quan tứ phước) để tạ ơn vị thần này đã làm cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và là ngày cầu phước, cầu tài lộc và cầu an sau mùa gặt trước Tết Nguyên đán.
Khi cúng ngày rằm tháng Giêng (cũng như các rằm hàng tháng) cần phải chú ý đến những điều gì.
Ngày rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng Nguyên. Có một điều đặc biệt, rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn là Tết Thượng Nguyên đầu tiên của vận 9 – vận Cửu Tử (mỗi vận khí luôn kéo dài 20 năm, chúng ta đã kết thúc hoàn toàn vận 8 vận Bát Bạch 2004 – 2023).
Chính vì vậy, khi cúng rằm tháng giêng, gia chủ cần nhớ trước khi thắp hương cần lau dọn bàn thờ, có thể lau bụi, nhưng không được làm di chuyển bát hương.
Cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự khi thắp hương. Không nên mặc quần áo hở hang, rách khi thắp hương.
Ngày rằm tháng giêng cũng chính là một ngày tết trong tâm trí mọi người, ảnh: DSd
Chọn hương có mùi thơm nhẹ nhàng và đảm bảo an toàn chất lượng.
Trước hôm rằm, ai trực tiếp lo thắp hương thì cần giữ thân thanh tịnh, không sinh hoạt vợ chồng, ân ái nam nữ, từ ngày 14 âm lịch, không ăn thịt chó, mèo, rùa, ba ba, rắn; không uống rượu rắn, rượu cao hổ cốt; không ăn tiết canh động vật, nhất là tiết canh rùa, ba ba. Mồm miệng thơm tho, sạch sẽ, không ăn tỏi, hành, mắm tôm, mắm tép.
Trước khi làm lễ, người cúng nên uống chén trà thơm, tay rửa nước lá thơm, mắt xông lá trầu không.
Khi thắp hương, những người xung quanh không nói tục, chửi bậy kẻo bề trên trách phạt.
Thắp hương nên đi kèm với lễ vật. Chuẩn bị lễ vật lớn hay nhỏ là tùy điều kiện kinh tế của từng nhà. Không nên quá cầu kỳ gây lãng phí.
Kiêng câu cá ngày trăng tròn. Người câu cá vào ngày Rằm sẽ gặp chuyện đen đủi.
Chú ý thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm. Còn thực tế việc cúng rằm tháng giêng đã tiếp nối từ bao đời nay trong văn hóa của người việt nên chẳng ai còn xa lạ gì nữa. Người Việt vẫn tâm niệm có thờ có thiêng có kiêng có lành! Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho mọi người nhé.