Theo đó, các giáo sư cho biết: “Với tình hình hiện nay, sự trỗi dậy của các loại ung thư hầu – họng (OPC) gây ra bởi HPV khiến sức khỏe con người ngày càng báo động. Theo báo cáo Mỹ, từ năm 1980 tới nay, tỷ lệ mắc bệnh đã tăng tới 225%. Ở Australia, OPC khiến 1.500 người chết mỗi năm, trong đó có 500 ca liên quan tới HPV”.
Chình vì vậy, họ đã nghiên cứu và cho ra một loại vaccine có khả năng kích thích và dạy cho các tế bào T (T-cell) trong cơ thể bệnh nhân cách tấn công các tế bào ung thư có virus HPV trên bề mặt tế bào – nó tương tự như cách mà cơ thể người kiểm soát sự nhiễm trùng. Vào cuối năm nay, họ sẽ thử nghiệm loại vaccine điều trị ung thư mới này trên 12 bệnh nhân mắc ung thư cuống họng do virus HPV gây ra.
Các giáo sư cho biết thêm: “Phần thứ hai của tiến trình này là liệu pháp miễn dịch ung thư, đó là bởi các tế bào ung thư kiềm chế hệ miễn dịch ở người dẫn tới phép khối ung thư phát triển. Do đó, chúng tôi sẽ sử dụng một loại thuốc liệu pháp miễn dịch giúp khai mở hệ thống miễn dịch, từ đó tăng cường khả năng tấn công tế bào ung thư của cơ thể”.

Một trường hợp đặc biệt đó là bệnh nhân Doug Searston (ở Australia) bị ung thư cuống họng, anh vừa được nhận liều vaccine chống ung thư thử nghiệm. Anh cho biết: “Tôi khá lo lắng khi bị chấn đoán mắc ung thư, nhưng sau khi được điều trị bằng liệu pháp mới, giờ tôi cảm thấy rất an toàn, thậm chí tôi còn tăng cân trở lại và bác sỹ cho biết đó là dấu hiệu của sự khỏe mạnh”.
Được biết, tới hiện tại họ đã nhận được phần lớn số tiền cần thiết để thực hiện dự án, tuy nhiên vẫn còn thiếu khoảng 700.000 USD. Vì vậy, tới khi có đủ, họ sẽ tiến hành tới giai đoạn tiếp theo của thử nghiệm vaccine trên người ở quy mô lớn hơn vào cuối năm.
Theo Webtretho