Theo Gia đình và xã hội:

Không ăn trái cây ngay sau bữa cơm


Ảnh minh họa

Nhiều người có thói quen ăn hoa quả tráng miệng ngay sau bữa cơm. Tuy nhiên, khi thức ăn được đưa vào dạ dày sẽ phải mất tới 1-2 tiếng mới được tiêu hóa xong. Nếu bạn tiếp tục ăn thêm trái cây sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.

Không những thế, trong trái cây chứa một số lượng lớn các loại axit, đường, glucose, fructose, tinh bột…điều này sẽ khiến cơ quan tiêu hóa làm việc quá sức. Nếu bạn ăn trái cây lạnh lúc này sẽ khiến nhiệt độ dạ dày thay đổi đột ngột gây co mạch, ảnh hưởng đến tiêu hóa và nhu động ruột của dạ dày, thậm chí có thể gây co thắt dạ dày.

Không đi ngủ hoặc nằm ngay sau ăn

Ảnh minh họa

Khi vừa ăn xong, cơ thể vừa nạp vào một lượng calo. Nếu bạn nằm ngủ ngay sau khi ăn, axit trong dạ dày có thể tăng lên trong quá trình tiêu hóa và gây khó chịu. Axit trong dạ dày có thể đi lên thực quản, khiến bạn bị trào ngược axit.

Ngoài ra, nếu bạn đi ngủ ngay sau khi ăn, cơ thể không thể tiêu hao năng lượng. Đồng thời, việc này còn tăng khả năng tích tụ mỡ thừa, đặc biệt là ở vùng bụng.

Không uống trà sau khi ăn


Ảnh minh họa

Nhiều người có thói quen uống trà nóng sau khi ăn cơm. Tuy nhiên, trong trà chứa chất tanin, khi vào dạ dày sẽ kết hợp với protein, vitamin B1 và sắt trong thức ăn hình thành nên những hợp chất khó hấp thụ.

Ngoài ra, chất tanin và theocin được tìm thấy trong các loại trà gây ức chế sự bài tiết dịch vị và dịch ruột, điều này không tốt cho hệ tiêu hóa làm việc.

Không tắm sau khi ăn


Ảnh minh họa

Trong quá trình tắm sẽ phải kỳ cọ khiến mạch máu ngoài da bị giãn nở, máu lưu thông mạnh đến các chi nên lượng huyết dịch ở cơ quan tiêu hóa và nội tạng sẽ giảm đáng kể. Điều này khiến cho quá trình tiêu hóa bị trì trệ, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày.

Không vận động mạnh

Nhiều người cho rằng, tập thể dục hay vận động mạnh ngay sau khi ăn giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được tốt hơn. Nhưng đây lại là một sai lầm, bởi sau bữa ăn, lượng máu trong cơ thể đang tập trung cho việc điều khiển các cơ quan tiêu hóa làm việc.

Nếu vận động mạnh trong lúc này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa, khiến quá trình này bị giảm, ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch và hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể. Ngoài ra, nó còn gây nên các triệu chứng buồn nôn, tăng nguy cơ chấn thương, co giật, đau bụng.