Theo quan niệm truyền thống, bao sái bát hương là một nghi lễ rất quan trọng thường diễn ra vào ngày 23 Tháng Chạp hoặc ngày Tất Niên.
Theo quan niệm truyền thống, bao sái bát hương là một nghi lễ rất quan trọng thường diễn ra vào ngày 23 Tháng Chạp hoặc ngày Tất Niên.
Hiểu theo cách đơn giản đây chính là lễ sửa bát hương, lúc này là lúc gia chủ tiến hành các nghi thức để vệ sinh bàn thờ, vệ sinh bát hương, tỉa chân nhang, thay/thêm tro vào bát hương sau 1 năm. Trong một năm, nghi lễ này chỉ diễn ra 1 lần, rất quan trọng, thường phải làm lễ đầy đủ.
Bao sái bát hương năm 2024 vào ngày nào?
Theo lịch âm dương, năm 2024, ngày 23 tháng Chạp rơi vào ngày 02/02/2024 dương lịch. Đây là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo, là ngày tốt nhất để tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ.
Tuy nhiên, theo quan niệm của nhiều gia đình, việc bao sái bàn thờ không nhất thiết phải thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp. Gia chủ có thể lựa chọn bất kỳ một ngày tốt bất kỳ để lau dọn ban thờ. Một số ngày tốt khác để bao sái bát hương năm 2024 bao gồm:
Ngày 21 âm lịch, giờ Thìn (7h – 9h)
Ngày 22 âm lịch, giờ Thìn (7h – 9h)
Ngày 26 âm lịch, giờ Thìn (7h – 9h)
Khi bao sái bát hương, gia chủ cần lưu ý những điều sau:
Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết, bao gồm: nước sạch, khăn sạch, rượu gừng, trầu cau, hoa tươi,…
Tắm rửa sạch sẽ trước khi tiến hành bao sái.
Trong quá trình bao sái, cần giữ tâm thanh tịnh, thành kính.
Sau khi bao sái xong, cần thắp nén nhang để mời gia tiên về chứng giám.
Các bước bao sái ban thờ:
Bàn cao, rộng phủ vải đỏ hoặc giấy đỏ: để đặt các vật dụng thờ cúng xuống. Bàn phải là bàn sạch, phủ vải đỏ hoặc giấy đỏ để hạ đồ thờ xuống. Không lau đồ trực tiếp trên ban thờ.
Chậu sạch mới hoặc chậu chuyên đựng nước bao sái ban thờ: trong chậu có sẵn nước pha rượu gừng hoặc nước ấm ngũ vị nấu từ 5 loại cây có mùi thơm.
Khăn mới sạch dùng để lau đồ thờ và ban thờ: một khăn để lau ướt, một khăn lau khô lại.
Nước lau ban thờ: gia chủ dùng rượu trắng và gững giã nát, nước cánh hoa hồng hoặc nước ngũ vị bán sẵn tại các cửa hàng
Gia chủ sắm sửa lễ vật và thắp hương theo bài văn khấn ở trên. Đợi khi hương tàn thì bắt đầu thực hiện việc bao sái và lau dọn ban thờ.
Gia chủ hạ từng món đồ thờ xuống bàn cẩn trọng nhẹ nhàng, tránh làm đổ vỡ, sứt mẻ.
Thực hiện lau bài vị xong mới lau đến bát hương, sau đó mới đến các món đồ thờ khác, không làm ngược lại.
Khi lau bát hương, dân gian quan niệm, nên dùng một thìa nhỏ xúc từng thìa tro đổ ra ngoài rồi mới lau sạch bát hương. Không cầm cả bát hương đổ ụp tro ra ngoài vì như vậy là “tán tài”.
Sau khi lau bằng nước rượu gừng hoặc nước ngũ vị thì lau lại bằng khăn khô rồi để cho các món đồ thờ khô tự nhiên.
Trong thời gian chờ đồ thờ khô thì tiến hành lau bàn thờ cho sạch sẽ.
Cuối cùng, khi cả bàn thờ và đồ thờ đều đã khô, xếp đặt lại đồ thờ trả về đúng vị trí cũ trên ban thờ
Sau cùng, gia chủ thắp hương lên bàn thờ vừa lau dọn xong, thỉnh thần linh và gia tiên về, báo cáo đã xong việc. Bước này không bắt buộc.
Lưu ý:
– Không sử dụng nước lạnh lau ban thờ;
– Nếu nhà có ban thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật thì không dùng rượu để lau mà dùng nước ấm và lau ban thờ Phật trước, sau đó mới lau dọn ban thờ gia tiên;
– Trước khi làm lễ bao sái, gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo dài, mở rộng các cửa trong nhà;
– Khi bỏ bớt tro bát hương nên giữ lại 1/3 thổ vị (cát, tro bên trong bát hương), không nên thay toàn bộ;
– Nên giữ lại ít nhất 3 chân hương năm cũ;
– Con gái mới lập gia đình trong năm không bao sái bát hương cha mẹ đẻ;
– Con trai mới cưới vợ trong năm không bao sái bát hương cha mẹ vợ;
– Việc bao sái phải do chính tay gia chủ thực hiện, không để người làm thuê thực hiện;
– Khi bao sái không nên ngồi xổm, miệng ngậm thuốc, nhai đồ ăn, cần cung kính, trang nghiêm.
Việc lau dọn bàn thờ, bao sái không chỉ là việc làm bày tỏ sự thành tâm, hiếu nghĩa của người Việt, tri ân với gia tiên, tiền tổ và các bậc thần linh, theo quan niệm dân gian còn đem lại sinh khí và tài vận mới cho gia chủ trong năm mới.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo