Trong cuộc sống này, nhiều người giao tiếp mà chỉ để ý nội dung mà quên đi cảm xúc của đối phương. Thế nên hãy học cách lắng nghe mà còn dùng cả con tim để cảm nhận.

Trong cuộc sống này, đa phần mọi người đều sống gấp, sống vội. Ngay cả trong giao tiếp hàng ngày thì họ cũng vội vàng, không cho nhau cơ hội đều chậm rãi nói hết lòng của mình.

Nhưng trên thực tế thì nếu ta để tâm quan sát thì sẽ thấy rằng những người thành công trong xã hội này thường họ không phải kiểu người mồm miệng nhanh nhẹn. Ngược lại thì họ là người biết lắng nghe.

anh-phat-3Muốn học cách lắng nghe tốt nhất, mỗi người cần có 3 yếu tố:

Để cho đối phương cảm nhận được sự tôn trọng

Trong cuộc sống, mỗi người đều mong muốn nói về mình, để người khác có thể hiểu về bản thân mình. Lúc này chúng ta thường thích thể hiện bản thân, ít người muốn lắng nghe người khác nói. Nhưng đây chính là những điều tối kỵ trong nghệ thuật giao tiếp. Khi giao tiếp với mọi người thì đa phần chúng ta thích hùng hiện bản thân mà quên đi yếu tố quan trọng là dụng tâm để học cách lắng nghe.

Khi bạn dụng tâm lắng nghe thì bạn mới khiến người khác cảm nhận được sự tôn trọng của bạn dành cho họ.

Hãy để đối phương cảm nhận được bạn đang hiểu họ

Trong cuộc sống này, nhiều người giao tiếp mà chỉ để ý nội dung mà quên đi cảm xúc của đối phương. Thế nên hãy học cách lắng nghe mà còn dùng cả con tim để cảm nhận. Có như vậy thì khi đưa ra lời nhận xét hay kiến nghị nào đó thì mới khiến đối phương cảm nhận được rằng chúng ta hiểu họ.

Mang lại cảm ứng cho người khác chứ không phải là chứng minh mình đang có cảm hứng

Nhiều người nhầm lẫn, cho rằng trong nghệ thuật giao tiếp thì chỉ cần biểu đạt ra ưu điểm, sở trưởng của mình, có như vậy thì mới nhận được sự hoan nghênh của người.

Thực tế đã chứng minh được điều ngược lại, khi bạn dùng hết khả năng của mình để suy nghĩ xem bạn phải biểu đạt như nào để thể hiện rằng bạn đang có hứng thú, phải nói làm sao để đối phương cảm nhận bạn là người thấu hiểu, thông minh, hài hước.