Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể cho thấy hệ miễn dịch đang chống lại tác nhân gây hại. Với những người bị cô vít thì tình trạng sốt khá phổ biến nhưng có người sốt tí là hạ, lại có những người cứ sốt mãi thôi. Và dù đã uống hạ sốt thì sau đó cứ hết thuốc hạ sốt là lại sốt lại. Đây là tình trạng khá phổ biến của F0 hiện nay và cũng khiến họ rất lo lắng.
Thì về cách xử trí khi F0 sốt lâu không hạ, mình có đọc được trên tờ VTC News rồi đó mọi người. Cụ thể thì mình chia sẻ ở bên dưới, mọi người có thể theo dõi nhé.

Sốt lâu không hạ khi nhiễm cô vít, phải làm sao?
Các bác sĩ ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay: Sốt là triệu chứng gặp ở 70 -80% F0. Người bệnh có thể sốt nóng, sốt gai rét hoặc ớn lạnh. Nhiệt độ dao động từ 37,5 độ đến 39. Có một số trường hợp sốt co trên 39,5 độ.
Thời gian sốt thường kéo dài từ 2 – 7 ngày kèm theo tình trạng mệt, đau mỏi cơ, khớp. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, F0 nếu sốt trên 38,5 độ thì uống hạ sốt. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc 2 lần mà cơn sốt không đỡ thì cần thông báo ngay cho Cơ sở quản lý F0 tại nhà để được xử trí.
Hiện nay, có nhiều F0 bị sốt tới ngày thứ 6 – 7, thậm chí ngày thứ 10 rồi vẫn sốt, cứ hết thuốc hạ sốt là lại sốt trở lại.
Về vấn đề này, BS. Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm oxy cao áp Việt – Nga – Bộ Quốc phòng) cho hay: Bị sốt khi mắc cô vít có nghĩa là hệ miễn dịch vẫn hoạt động tốt. Song, khi sốt cao quá, cơ thể mệt mỏi do mất nước, mất điện giải. Từ đó gây đau đầu, mất ngủ, ăn kém, co giật ở trẻ em…
Bạn có thể hạ sốt với paracetamol, liều dùng tùy theo lứa tuổi. Nếu không dùng được paracetamol thì có thể uống ibuprofen. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bù đủ nước và điện giải giúp cơ thể đỡ mệt mỏi. Điện giải ở đây chủ yếu là kali, natri, clo.
Theo BS. Hoàng, cái này nghe thì đơn giản nhưng nó là những thành phần rất quan trọng để đảm bảo việc dẫn truyền thần kinh và co cơ. Hiện, oserol, nước dừa, nước cháo, chanh muối… là những sản phẩm bù điện giải thông dụng.
TS.BS Vũ Minh Điền (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho hay: Bên cạnh việc dùng thuốc thì F0 cũng nên áp dụng thêm những biện pháp cơ học giúp hạ nhiệt như lau người bằng nước ấm, lấy khăn chườm ấm, uống bù nước và điện giải, nới lỏng quần áo… Những cách này kết hợp với uống thuốc sẽ giúp hạ sốt nhanh hơn.

Bình thường, tình trạng sốt do cô vít chỉ kéo dài một vài ngày. Tuy nhiên, nếu sốt kéo dài quá lâu, bạn có thể bị bội nhiễm nấm hoặc các bệnh lý khác kèm theo cô vít. Vậy cách xử lý thế nào?
Theo BS. Hoàng, sẽ có 3 tình huống xảy ra như sau:
+ Sốt do cô vít:
Bạn cần làm xét nghiệm, nếu chỉ số CT thấp hoặc vạch T đậm nghĩa là nồng độ cô vít còn nhiều, phải tiếp tục dùng thuốc kháng virus. Hiện nay, người dân ở Việt Nam có thể dùng molnupiravir hoặc favipiravir. Tuy nhiên, cần nhớ là tuân theo lời bác sĩ, không được dùng tùy tiện.
+ Sốt do nhiễm vi khuẩn:
BS. Hoàng cho hay: Bình thường, chúng ta đã dễ bị viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản… thì khi mắc cô vít lại còn dễ nhiễm hơn. Song, việc xác định nhiễm khuẩn hay không cũng chẳng phải dễ dàng. Nếu F0 đó sốt kéo dài không dứt, test nhanh vạch T mờ, không bị đau nhức cơ khớp thì nhiều khả năng là sốt do vi khuẩn. Lúc này, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng kháng sinh.
Một số loại kháng sinh bắt đầu sử dụng cho những người này là nhóm beta_lactam (amoxicillin/clavulanic, ampicillin/sulbactam, ceforuxime, cefpodoxim, cefixim…).
Người lớn có thể kết hợp nhóm quinolon (ciprofloxacine hoặc levofloxacine, moxifloxacine). Nên nhớ những thuốc này không được dùng cho trẻ em vì ảnh hưởng đến sự phát triển cơ xương.
Đối với trẻ em, có thể kết hợp nhóm macrolid (erythromycine, azithromycine hoặc clarithromycine). Tuy nhiên, việc kết hợp giữa beta_lactam diệt khuẩn và macrolid không phải là giải pháp tối ưu.
Một số thuốc kháng virus khác như cyclin (tetracyclin, doxycyclin) và metronidazol… cũng có thể được sử dụng.
Cần lưu ý rằng khi dùng kháng sinh sẽ khiến hệ vi khuẩn ruột bị tổn thương. Do đó, bạn nên bổ sung men tiêu hóa.
+ Sốt do nhiễm virus khác:
Test nhanh vạch T mờ hoặc không lên, xét nghiệm không thấy nhiễm khuẩn mà lại sốt thì là do nhiễm virus khác chứ không phải cô vít. Tình huống này khá bình thường, bệnh nhân có thể chảy nước mũi, đau cơ khớp, ớn lạnh…
Lúc này, bệnh nhân sốt như cảm cúm thường nên chỉ có thể điều trị triệu chứng đến khi hết sốt. Người bệnh có thể dùng Tamiflu hoặc Arbidol nhưng trong trường hợp này có thể hiệu quả không thực sự chắc chắn.
Mặt khác, bạn cũng nên súc họng bằng nước muối sinh lý và đo SpO2 thường xuyên để có gì thông báo kịp thời với cơ quan y tế.
Trên đây là những thông tin cần biết khi thành F0 mà bị sốt dai dẳng do báo chí đăng tải. Mọi người nên đọc và ghi nhớ để còn biết cách xử lý, không bị luống cuống tay chân.
Nguồn: Tổng hợp
Theo:webtretho
https://www.webtretho.com/f/benh-thuong-gap/nhiem-covy-ma-sot-toi-6-7-ngay-cu-het-thuoc-la-lai-sot-thi-phai-lam-sao-bs-huong-dan?utm_content=buffer3e871&utm_medium=social&utm_source=facebook.com&utm_campaign=WebtrethoPage&fbclid=IwAR3-yIv_PcnVgmfdoZkZJs-NwpVAdbtiubdaGIXWdg3cE__uFbNb7LXFRiU