Giấc ngủ hàng đêm của con người nên kéo dài từ 7 – 8 tiếng, như vậy để tốt nhất cho sức khỏe bạn nên đi ngủ vào khoảng thời gian lý tưởng từ lúc 22 giờ đêm.

Thói quen dậy sớm buổi sáng giúp bạn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nâng cao năng suất làm việc, cải thiện sự tập trung và có nhiều thời gian để tập thể dục hơn. 

Giấc ngủ hàng đêm của con người nên kéo dài từ 7 – 8 tiếng

Giấc ngủ hàng đêm của con người nên kéo dài từ 7 – 8 tiếng

 
 

Thời gian nào là thích hợp nhất để thức dậy?

Để tốt nhất cho sức khỏe bạn nên đi ngủ vào khoảng thời gian lý tưởng từ lúc 22 giờ đêm và khoảng thời gian từ 5-6 giờ sáng là thời điểm thích hợp để thức dậy. Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh cortisol – một loại hormone khiến con người có được mức hoạt động cao nhất sau khi chúng ta thức dậy khoảng 30 phút và duy trì như vậy trong 1 giờ đầu tiên.

Nên nhớ rằng giấc ngủ vào thời điểm 3-4 giờ là rất sâu, rất ngon. Lúc này, nhiệt độ trái đất, nhiệt độ cơ thể đạt mức thấp nhất. Nếu thức giấc vào giờ này không cẩn thận lại có hại cho sức khỏe. Do đó, nếu không có việc gì, không nên thức giấc vào giờ này.

 Ngủ đủ 8 tiếng một ngày và ngủ sớm sẽ giúp cho bạn có tinh thần, năng lượng làm việc.

Xem thêm  7 bệnh vặt liên tục xuất hiện là dấu hiệu cảnh báo UT

Những lợi ích của việc dậy sớm như sau:

1.Tinh thần hăng hái, không buồn ngủ

Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên thức dậy sớm đầu óc sẽ linh hoạt hơn, có thể nhanh chóng tập trung vào việc học hay công việc, ít bị mệt mỏi và có nhiều năng lượng hơn.

2. Thành tích học tập xuất sắc

Một nghiên cứu của Đại học Texas, Hoa Kỳ cho thấy điểm của những sinh viên đại học dậy sớm luôn cao hơn điểm của những sinh viên đại học thuộc loại “cú đêm”. Người phụ trách nghiên cứu cho biết, những sinh viên dậy sớm sống có kỷ luật hơn, đến lớp đúng giờ, học tập tích cực và không gặp các vấn đề về sức khỏe do thức khuya gây ra.

Đồng hồ sinh học của cơ thể

Đồng hồ sinh học của cơ thể

3. Cẩn thận và có trách nhiệm hơn

Một số nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng những người dậy sớm có đầu óc sáng suốt hơn, lên kế hoạch trước mọi việc và hành động quyết đoán hơn. Họ làm mọi việc hiệu quả, có tổ chức, có mục tiêu rõ ràng và chú ý đến cả những chi tiết nhỏ.

4. Mỗi ngày đều làm việc với năng suất cao

Khi những “cú đêm” còn đang trằn trọc trên giường, những người dậy sớm có thể đã kết thúc buổi chạy bộ vào sáng sớm, ăn sáng và bắt tay vào giải quyết một số công việc cần thiết. Sắp xếp các hoạt động quan trọng trong ngày, bắt đầu lên kế hoạch từ trước và thực hiện chúng kịp thời.

Xem thêm  7 bệnh vặt liên tục xuất hiện là dấu hiệu cảnh báo UT

5. Sống tích cực hơn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Toronto ở Canada phát hiện ra rằng mọi người ở mọi lứa tuổi, những người dậy sớm đều tích cực hơn, cảm thấy tốt hơn về bản thân và có ý thức về sức khỏe mạnh mẽ hơn.

6. Nguy cơ trầm cảm thấp

Người dậy sớm có tính ngăn nắp, hay chuẩn bị trước, ít khi vội vàng, tính tình vui vẻ hơn. Còn những người thích thức khuya dễ bị thiếu ngủ, mệt mỏi, đây cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm.

7. Hòa đồng hơn

Một nghiên cứu về tâm lý học của Đại học Sydney cho thấy những người dậy sớm thường thân thiện và có ít “tính cách tiêu cực” hơn.