Thấy em như vậy chồng em như “phát điên”, quát em một trận rồi bảo có ngày phải bán nhà vì độ mua sắm của em. Không chỉ vậy, anh còn bảo em không “cai nghiện” đi có ngày bị tâm thần đấy. Em nghe xong thì “phì cười”, bảo làm sao mà tâm thần được. Lúc này, chồng mới cho em đọc một bài báo, về một nghiên cứu cho biết nghiện mua sắm là một bệnh lý nguy hiểm gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Đọc xong em cũng suy nghĩ lắm, chắc từ giờ phải “bớt bớt” lại thôi ạ, chứ không có gì quan trọng hơn sức khỏe thật. Các chị ai đang “nghiện mua sắm” như em thì xem ngay đi này.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Theo các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Hannover ở Đức, nghiện mua sắm trực tuyến là một bệnh và nó cần được chính thức thừa nhận rằng có thể có hại cho sức khỏe tâm thần của con người.

“Đã đến lúc Rối loạn mua sắm (BSD) được thừa nhận là một bệnh tâm thần riêng biệt”, tiến sĩ, bác sĩ Astrid Muller(nhà trị liệu tâm lý của Trường Y khoa Hannover, Đức) chia sẻ.

Bác sĩ chia sẻ, dựa trên kết quả nghiên cứu nhiều năm, cứ 20 người thì có 1 người sẽ bị ám ảnh với việc chi tiêu, mua sắm trực tuyến. Họ quá đam mê, đặt hàng “điên cuồng” rồi cuối cùng sống trong nợ nần, từ đó xảy ra những tranh cãi với người thân, bị mất tự chủ, không kiểm soát được hành động/ lời nói/ suy nghĩ của mình. Dần dần, họ bị trầm cảm hoặc mắc các bệnh lý tâm thần.

Bác sĩ Muller cho biết, trong 122 người nghiện mua sắm trực tuyến mà ông đã theo dõi thì thấy họ có tỉ lệ trầm cảm và lo lắng cao hơn bình thường. Hơn nữa, sự gia tăng của các cửa hàng bán đồ trực tuyến, ứng dụng công nghệ hiện đại và dịch vụ giao hàng tận nơi đã góp phần khiến một người trở nên “nghiện mua sắm” hơn bình thường. Chưa kể những ngày giảm giá, sự ham muốn mua sắm lại càng tăng cao khiến con người không thể kìm chế được bản thân mình, dẫn tới việc phung phí tiền bạc, thời gian.

Hiện tượng này được các chuyên gia gọi là triệu chứng “cực kỳ thém muốn mua đồ và sự thỏa mãn khi tiêu tiền”. Nó sẽ dẫn tới việc mất kiểm soát, “đau khổ” khi không thỏa mãn được, dần dần dẫn tới các vấn đề tâm thần khác, khiến đầu óc không được tỉnh táo.

Những người mắc bệnh lý này sẽ thường cảm thấy lo âu, trầm cảm, kém tự tin, cố gắng tìm kiếm sự công nhận từ người khác. Đối với họ, mua sắm là khẳng định bản thân, thỏa mãn bản thân, làm đẹp cho bản thân nhưng nếu không đạt được điều đó, không được ai công nhận thì sẽ dễ thu mình lại, chán nản, buồn bã, cáu gắt, bực bội…

Ảnh: Internet

Để khắc phục, phòng ngừa “rối loạn mua sắm”, chị em nên chú ý các việc sau:

Không nên mua sắm một mình, tập thói quen hỏi ý kiến người khác khi mua một thứ gì

Lập danh sách những thứ cần phải mua, nên mua, gạch bỏ những thứ không cần thiêt

Mỗi tháng chỉ mua sắm 1 – 2 lần, mua những thứ cần thiết/ nhất định phải có, mua trong khoảng tiền đề ra, không vượt quá.

Hạn chế theo dõi/ xem các trang, cửa hàng bán đồ trực tuyến

Khi mua nên mua những hàng chất lượng cao, bền lâu để tránh nhanh hỏng hóc phải thay đổi, mua mới

Hãy nghiêm khắc với bản thân, thay vì dành thời gian mua sắm thì hãy đổi sang tập thể dục, đọc sách, giao lưu cùng bạn bè…

Tổng hợp : Webtretho

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ