Nghiên cứu mới tiết lộ rằng khi một người phụ nữ mang thai, rất có thể những người phụ nữ khác mà cô ấy tiếp xúc cũng sẽ làm như vậy.
Đừng đến gần hoặc tiếp xúc với bà bầu nếu bạn đang có ý định kế hoạch hóa gia đình hoặc không sinh đẻ nữa, bởi vì mang thai lây lan từ người này sang người kia, đặc biệt giữa những người thường xuyên tiếp xúc với nhau.
Đúng là nghiên cứu này thật ngộ nghĩnh nhưng có thật nè các mẹ. Hèn nào mà có giai đoạn kiểu như em bị vây quanh bởi các bà bầu, kiểu 1 đứa có bầu “mở hàng” may mắn, xong rồi 1 loạt những đứa bạn khác cũng có bầu. Té ra là có nghiên cứu hẳn hoi về vấn đề này.
Nhà nghiên cứu Nicoletta Balbo từ Đại học Bocconi, Italy cho biết điều này xảy ra thường xuyên hơn khi họ là bạn bè hoặc chị em.
Để kết luận theo cách này, một nghiên cứu đã được thực hiện trong 15 năm, nơi có hơn hai nghìn phụ nữ từ Hoa Kỳ được theo dõi , trong đó người ta nhận thấy rằng trung bình để có con là 27 tuổi. Mang bầu không phải là 1 căn bệnh, nhưng nó có tính lây lan cao. Một người không đặt ra kế hoạch mang thai, nhưng khi một người bạn có bầu thì họ cảm thấy mong muốn có con.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Nicoletta Balbo từ Trung tâm Nghiên cứu Động lực Xã hội Carlo F. Dondena tại Đại học Bocconi ở Ý và Nicola Barban, một nhà xã hội học tại Đại học Groningen ở Hà Lan.
Họ đã xem xét mối quan hệ giữa những người bạn để xem liệu việc sinh con của một trong những người bạn có làm tăng khả năng mang bầu của những người khác không. Và thực sự là mang bầu lây lan từ người này sang người kia.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ một nghiên cứu lớn của Hoa Kỳ, bắt đầu khi các đối tượng là thanh thiếu niên vào những năm 1990 và thực hiện các cuộc phỏng vấn lặp đi lặp lại trong nhiều năm. Họ tập trung vào 1.170 phụ nữ, trong đó 820 trở thành cha mẹ trong thời gian nghiên cứu. Khoảng một nửa số trường hợp mang thai đã được lên kế hoạch và một nửa ngoài ý muốn. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sau khi một trong những phụ nữ trong mỗi cặp bạn bè có con, khả năng người bạn còn lại cũng sẽ sinh con trong vòng 2 năm tiếp theo.
Balbo cho biết có ba cơ chế có thể mà một người bạn có thể ảnh hưởng đến một người bạn khác trong quyết định sinh con của cô:
Cơ chế đầu tiên là ảnh hưởng xã hội. Tất cả chúng ta đều so sánh mình với bạn bè và bị bao vây bởi những người bạn là cha mẹ khiến chúng ta cảm thấy áp lực phải lên chức cha mẹ ngay lập tức
Cơ chế tiềm năng thứ hai là học tập xã hội. Bạn bè là một nguồn học hỏi quan trọng. Trở thành cha mẹ là một thay đổi căn bản trong cuộc sống của một cá nhân hoặc một cặp vợ chồng, và bằng cách quan sát bạn bè của chúng ta, chúng ta có thể học cách hoàn thành vai trò mới này và sẵn sàng trở thành cha mẹ.
Cơ chế tiềm năng thứ ba là các động lực chia sẻ chi phí , việc có con cùng lúc với bạn bè có thể mang lại nhiều lợi ích: bớt căng thẳng khi được chia sẻ, kinh nghiệm, xin đồ dùng của nhau…
Các tác giả chỉ nhìn vào mối liên hệ với những đứa con đầu lòng, họ không nghiên cứu bất kỳ ảnh hưởng nào đến những lần sinh tiếp theo.
Ngoài ra, người ta cũng phát hiện ra rằng nếu hai người phụ nữ mang thai cùng một lúc, mối quan hệ tình bạn của họ trở nên bền chặt hơn và con cái của họ cũng có khả năng như vậy suốt đời. Thế nên, mang thai lây lan từ người này sang người kia là có thật đó các mẹ. Em thì thấy đúng vì nhóm bạn của em thân thiết với nhau từ thời cấp 2, con cái cũng sàn sàn ngang nhau, có việc gì cũng í ới rủ nhau tham gia. Mà từ hồi lên chức thì lại càng cảm thấy thân thiết, nói chuyện với nhau nhiều hơn mới lạ. Còn các mẹ thì sao nè?
Bài và ảnh tổng hợp từ Tribuna, Dailydot, MTV…