Cuộc sống này không dành cho những kẻ yếu đuối. Đừng nghĩ rằng, bạn hiền lành, thì làm gì cũng đúng và sẽ được hưởng thành công.
Dễ bị nhấn chìm trong thế giới “cá lớn nuốt cá bé”
Thế giới chúng ta đang sống vốn không phải là chuyện cổ tích. Cô Tấm dù khóc lóc đến đâu, cũng chẳng thể gặp được ông Bụt biến ra quần áo đẹp để đi vũ hội. Nàng Bạch Tuyết sau khi cắn trái táo, dù tình yêu của hoàng tử có sâu đậm thế nào cũng chẳng thể khiến nàng cải tử hoàn sinh. Cuộc đời này là vậy, nếu quá hiền lành, cả tin, chỉ biết khóc lóc và cầu xin thần phật, chắc chắn chúng ta sẽ bị tiêu diệt giữa một thế giới cá lớn nuốt cá bé.
Cuộc sống này không dành cho những kẻ yếu đuối. Đừng nghĩ rằng, bạn hiền lành, thì làm gì cũng đúng. Cũng đừng nghĩ rằng nếu bạn đối xử tử tế với người khác, họ sẽ tôn trọng và giúp đỡ bạn. Chẳng ai biết được những kẻ hôm nay nhận ơn huệ, ngày mai liền lập tức trở mặt, cầm dao đâm bạn một nhát chị mạng sau lưng.
Thế giới vốn khắc nghiệt, chứa đựng muôn vàn cạm bẫy. Chỉ có trẻ nhỏ, mới được có quyền hoàn toàn lương thiện, nhìn đời với cặp mắt màu hồng. Còn chúng ta, những người trưởng thành, hãy biết mở to con mắt và nhìn rõ từng chiếc đinh nhọn nằm rải rác.
Đừng lúc nào cũng chỉ biết bất an và đổi lỗi cho người khác. Bạn sẽ chỉ tạo những nhầm lẫn tai hại, hoàn toàn đi chệch khỏi mục tiêu của mình. Các mối quan hệ theo đó càng thêm lỏng lẻo, đánh mất niềm tin và sự tín nhiệm từ xung quanh. Vì vậy muốn thành công, con người cần dứt bỏ hoàn toàn trái tim mong manh dễ vỡ.
Quá xem trọng miệng lưỡi thiên hạ
Nhà văn Chekhov có một câu chuyện ngắn thế này: Khi một người đang xem phim trong rạp, anh ta vô tình hắt hơi sau lưng một vị sĩ quan và anh ta đã nghĩ rằng chính anh đã xúc phạm vị này. Anh ta xin lỗi vị sĩ quan ba lần đến năm lần dù cho người sĩ quan kia nói không sao và anh ta đã làm phiền vị sĩ quan ấy. Cuối cùng, sau khi bị người sĩ quan kia mắng, anh ta đã la hét.
Vốn dĩ người sĩ quan kia không hề tức giận và để tâm đến lỗi lầm nhỏ nhặt. Nhưng người đàn ông nọ lại quá bận tâm tiểu tiết mà xin lỗi hết lần này đến lần khác. Viên sĩ quan kia tức giận không phải vì cái hắt xì mà là do sự phiền nhiễu của anh chàng nọ. Còn anh chàng nọ nghĩ viên sĩ quan chỉ vì 1 cái hắt hơi nhỏ nhặt mà quát mắng mình, nghĩ ông ta nhỏ nhen, còn mình “làm ơn mắc oán”.
Trong cuộc sống, trường hợp tương tự câu chuyện kia không phải là hiếm. Ta nghĩ mình đang làm điều tốt, nhưng lại không đến nơi đến chốn, không phải là cái họ cần, thậm chí còn làm phiền đến cuộc sống của họ.
Bản chất của sự nhân hậu là khiến cuộc sống tốt đẹp lên. Vì vậy, nếu lòng tốt của ta khiến người khác phiền muộn, thay vì trách cứ họ, hãy nhìn lại hành động và cách cư xử của chính mình. Bởi nếu bạn tiếp tục làm những điều tốt thừa thãi, sẽ trở thành trò cười của người khác, thậm chí mất đi sự tín nhiệm của cấp trên, mãi mãi là một kẻ thất bại đáng thương mà thôi.