Cưới anh chồng Nga, cô gái gặp nhiều khác biệt văn hóa thú vị đến lúc có khi “cười ra nước mắt”.

Tình yêu xuyên biên giới luôn chứa đựng muôn vàn câu chuyện thú vị, hài hước nhưng cũng đầy thử thách khiến người trong cuộc phải biết dung hòa, đón nhận vì những khác biệt trong ngôn ngữ hay văn hóa. Điển hình như câu chuyện của chị Phương và ông xã người Nga tên Vladimir hẳn sẽ khiến nhiều người xuýt xoa, ngưỡng mộ.

(Ảnh: thoidaiplus.suckhoedoisong)

Chia sẻ về cơ duyên với ông xã, chị Phương cho biết hai người quen biết qua một ứng dụng hẹn hò. Sau vài lần nói chuyện, nhắn tin ưng ý, chị Phương và anh Vladimir dần mở lòng, đón nhận tình cảm của đối phương. Ấn tượng ban đầu của chị về anh chàng người Nga là Vladimir hiền, tốt bụng.

Tin qua tin lại, sau 1 năm, Vladimir quyết định bay sang Việt Nam để gặp mặt cô bạn gái người Việt. Ngày chị dẫn anh bạn trai ngoại quốc về nhà giới thiệu, cả làng tò mò tìm đến tận nơi để xem vì đó giờ ở quê chị hiếm ai lấy chồng Tây. Ban đầu, gia đình chị Phương chần chừ vì không muốn con gái phải lấy chồng xa nhà. Tuy vậy, trước tấm lòng, tình yêu của Vladimir dành cho bạn gái đã khiến gia đình chị Phương dần đổi ý.

“Mẹ mình bảo anh ít nói, đẹp trai mà hơi nhỏ con. Ngày mình đưa anh về ra mắt bà con tới xem nhiều lắm. Gia đình mình đãi mẹ chồng và chồng món bánh xèo và cho họ lần đầu tiên thưởng thức nước mắm. Sau này mình hỏi chồng, anh mới nói không ăn được, mẹ chồng mình cũng vậy.

Còn về ra mắt gia đình anh, anh mua vé máy bay cho mình sang Nga chơi 1 tuần và ra mắt mẹ chồng, Mọi người rất thân thiện, mẹ chồng mua áo cho mình còn bố chồng bảo mẹ mặc luôn áo cho mình đỡ lạnh khiến mình thấy rất ấm áp. Từ nhỏ mình thốn hơi ấm của cha nên cử chỉ nhỏ đó khiến mình xúc động”, chị Phương kể lại.

(Ảnh: thoidaiplus.suckhoedoisong)

Vào cuối năm 2018, đám cưới của chị Phương và Vladimir được tổ chức và sau đó có một bữa tiệc nhỏ ở Nga. Điều hài hước là anh chàng ngoại quốc từng bất ngờ trước phong tục cưới ở Việt Nam khi khách đến dự đông, đãi cỗ nhiều món. “Sao khách ăn nhiều đồ ăn vậy? Họ có đưa tiền cho mình không?”, anh chồng Nga từng thắc mắc hỏi cô vợ Việt.

Phong tục cưới ở Việt Nam thường đãi nhiều món ăn và mời đông đủ người thân, họ hàng, bạn bè đến chung vui. Mọi người khi đến cũng sẽ đi phong bì, gọi là tiền chúc mừng cô dâu chú rể cũng như đó là khoản vốn nho nhỏ giúp vợ chồng xây dựng cuộc sống hôn nhân.

(Ảnh: thoidaiplus.suckhoedoisong)

Sau kết hôn, chị Phương sang sinh sống, định cư tại Nga. Do tự lập từ rất sớm nên chị cũng nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống ở xứ người. Nhờ có chồng, mẹ chồng yêu thương, chia sẻ nên cô gái Việt bớt cô đơn trong những ngày đầu xa quê hương.

Hiện tại, tổ ấm của đôi vợ Việt – chồng Nga đã đón một thiên thần nhỏ. Thỉnh thoảng hai vợ chồng không tránh khỏi những lúc lục đục cự cãi do mâu thuẫn nhưng anh chồng luôn chủ động làm lành. Vladimir còn thể hiện việc quan tâm đến vợ bằng hành động thường xuyên “tặng” tiền để Phương muốn mua gì mua.

“Mình luôn chăm sóc cho chồng, vì tính chồng không quan trọng vẻ bề ngoài. Mình nấu ăn cho chồng, quan tâm, hỏi han khi công việc của chồng quá tải, động viên. Ngoài ra mình luôn biết phải làm đẹp bản thân nhất là sau khi sinh để giữ lửa hạnh phúc”, chị Phương chia sẻ bí quyết giữ lửa hạnh phúc.

Trước đây, từng có nhiều câu chuyện tình yêu, hôn nhân xuyên biên giới và để lại nhiều điều thú vị. Như có anh chàng ngoại quốc phải về quê vợ ở Bình Định làm 3 vụ lúa mới được “rước nàng về dinh”. Trông cảnh anh chàng cao to đội nón lá, lui cui cùng bố mẹ vợ làm nông, không ít cư dân ᴍạɴɢ phải cười thích thú.

Tuy vậy, những chuyện tình xuyên biên giới cũng không phải là chuyện dễ dàng. Các cô gái trẻ chớ vội nhìn vào những cái kết hạnh phúc trên ᴍạɴɢ xã hội rồi vội đặt “tiêu chuẩn” phải yêu Tây, cưới chồng ngoại quốc. Rào cản ngôn ngữ, khác biệt văn hóa, lối sống thường khiến nhiều cặp đôi toang. Chưa kể, có nhiều kẻ lợi dụng tâm lý “sính ngoại” của nhiều cô gái trẻ để lừa gạt, có khi tiền ᴍấᴛ ᴛậᴛ mang đầy chua chát.

Tổng hợp : Webtretho 

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ