Tôi sinh ra trong một gia đình bình thường ở vùng quê xa xôi. Tôi lớn lên và lấy chồng cũng như bao cô gái khác. Kể từ khi lấy chồng, tôi ít về thăm gia đình mẹ ruột. Lý do là họ đã bán nhà rồi chuyển đi nơi khác sinh sống, cũng khá xa chỗ tôi đang ở.

Từ nhỏ đến lớn, bố mẹ luôn thiên vị em trai hơn, tôi hiểu điều này và cũng không phàn nàn gì cả, tuy nhiên tôi không ngờ rằng họ lại nhẫn tâm đến thế… Bố mẹ có 3 căn nhà, bán được 5 tỷ nhưng không hề chia phần cho tôi, dù tôi cũng là con ruột trong nhà, và cuộc sống rất khó khăn.

Lúc tôi 6 tuổi, bố mẹ sinh thêm em trai. Bố mẹ viện cớ là chăm sóc hai đứa trẻ cùng lúc sẽ không được tốt, nên đã quyết định gửi tôi đến sống cùng với bà ngoại ở làng bên cạnh. Cậu mợ cũng sống chung nhà, họ không thích điều này nên thường tỏ ra lạnh nhạt và không mấy thiện cảm với tôi.

Đến khi tôi lên cấp hai, bố mẹ nói nhà khó khăn, chỉ có thể lo chi phí học hành cho một đứa con thôi. Và em trai chính là đứa con may mắn ấy, còn tôi thì không. Tôi trước giờ rất thích được đến trường, tuy hoàn cảnh không thuận lợi nhưng tôi luôn cố gắng học hành chăm chỉ.

Khi bố mẹ đưa ra lý do ấy, tôi không dám nói gì, để có thể tiếp tục đi học, tôi đành phải xin việc làm phục vụ ở một quán ăn trong vùng. Lúc đó, tôi chỉ mới khoảng 14 tuổi thôi, còn chưa đủ tuổi đi làm, may mà ông bà chủ tốt bụng hiểu hoàn cảnh và mong ước của tôi nên đã nhận.

Thời gian đầu, mỗi tháng tiền lương của tôi chỉ có 500 ngàn đồng, và bố mẹ chỉ cho phép tôi giữ lại 100 ngàn thôi. Về sau, tôi làm việc chăm chỉ và được tăng lương, nhưng tôi đã không nói điều này với gia đình. Tôi muốn có chút tiền riêng để đảm bảo cho việc học hành sau này, nên đã lặng lẽ tích lũy mỗi tháng vài trăm nghìn.

Chẳng bao lâu, tôi tiết kiệm được 2 triệu đồng và đến trung tâm dạy nghề đăng ký học may. Vì tương lai của mình, tôi cố gắng học khoảng một năm, lấy được chứng chỉ tốt nghiệp. Sau khi học xong, vì tay nghề của tôi khá giỏi nên được một xưởng may có tiếng trong vùng nhận vào làm.

Tại đây, tôi đã gặp anh Nam, người chồng hiện nay của tôi. Tôi còn nhớ, lúc ấy gia đình anh nghèo, điều kiện kinh tế còn khó khăn hơn cả tôi. Bố anh sau cơn tai biến thì bị liệt, mẹ anh buôn bán hàng rong trên phố, số tiền bà kiếm được rất ít ỏi, chỉ đủ lo lặt vặt trong nhà. Gánh nặng gia đình oằn trên vai anh, tuy còn trẻ nhưng anh đã là trụ cột gia đình rồi.

Xem thêm  Chồng bị đi trại 5 năm, tháng nào vợ con đến thăm anh cũng giữ lại 1 sợi tóc. Đến khi vợ biết sự thật thì òa khóc nức nở…

Người đàn ông này đã có thiện cảm với tôi từ ánh nhìn đầu tiên, anh nói tôi hiền, chân thật và chịu khó. Anh quan tâm đến tôi thật lòng. Tình cảm nhẹ nhàng đầy chân thành ấy đã sưởi ấm tâm hồn và trái tim vốn thiếu tình thương từ tấm bé của tôi. Sau một thời gian tìm hiểu, điều gì đến đã đến, anh chủ động cầu hôn tôi.

Một cảm giác hạnh phúc khó tả lan tỏa trong tâm, tôi gật đầu đồng ý. Với chút tiền ít ỏi dành dụm bấy lâu, chúng tôi tổ chức một đám cưới nhỏ và đơn giản, chỉ mời họ hàng thân quyến và vài người bạn thân mà thôi. Sau đám cưới, chúng tôi dường như bắt đầu từ con số không.

Tuy nhiên, chúng tôi không thấy đó là vấn đề gì lớn lao cả, điều quan trọng nhất là chúng tôi đã được ở bên nhau. Chúng tôi có sức trẻ, sự nhiệt tình, cũng không hề ngại khó. Ngoài ra, với nghề may hiện tại, chúng tôi tin rằng cuộc sống sẽ dần dần được cải thiện, sẽ bước sang một trang mới.

Thực ra, vào ngày cưới, gia đình tôi đã yêu cầu nhà trai sính lễ là 80 triệu đồng. Số tiền không lớn với những gia đình khác, nhưng với nhà anh thì là cả một vấn đề to, bố mẹ anh quá nghèo, làm sao có được số tiền ấy? Chúng tôi gom góp hết tiền tiết kiệm, bán cả tư trang cũng không đủ, chỉ vỏn vẹn được 50 triệu. Còn lại 30 triệu, biết làm sao đây?

Lúc đó, bố mẹ đẻ tôi nói, với 30 triệu này, muốn vợ chồng tôi hàng tháng gửi một ít lên thành phố cho em trai đang ở trường đại học làm chi phí sinh hoạt. Coi như cho vợ chồng tôi vay và trả chậm vậy.

Mỗi tháng, vừa chi phí thuê nhà và sinh hoạt cần thiết, vừa chi phí gửi cho em trai, tiền lương chúng tôi còn lại trong tay chẳng được bao nhiêu. Ăn uống hàng ngày, tôi chỉ dám đi chợ chiều, chọn mua thực phẩm ở những quầy hàng sắp đóng cửa (dọn về) thì giá mới rẻ nhất.

Khi hai vợ chồng sinh được một cậu con trai, thêm một người, cuộc sống càng thêm khó khăn. Vì bố chồng liệt, hơn ai hết rất cần sự chăm sóc, mẹ chồng vất vả lo cho ông và bán buôn thêm bên ngoài, nên không thể giúp trông nom cháu nội được. Bố mẹ đẻ thì khỏi phải nói, họ càng không muốn giúp.

Không còn sự lựa chọn, tôi buộc phải nghỉ làm ở nhà chăm con nhỏ và lo nội trợ. Chỉ thương chồng một tay gánh vác tất cả! Năm năm trước, khi nghe tin bố mẹ nói nhà cũ bán rồi, tôi trong lòng vui mừng vì hộ khẩu gia đình vẫn còn đó và tôi không phải chuyển đi. Một hôm, tôi nhận được thông báo từ quê yêu cầu quay về ký tên, lúc này tôi mới vỡ lẽ….

Xem thêm  Một lần nấu cháo quên không bỏ muối, tôi đứng hình vì biết nguyên nhân khiến vợ 3 lần không giữ được con

Từ lâu, bố mẹ đã đặt tôi sang một bên bằng cách gửi tôi đi học xa nhà, họ có suy nghĩ rằng nuôi con gái trong nhà chẳng tích sự gì, lớn lên rồi nó cũng đi lấy chồng, như dòng nước chảy xuôi, có chảy ngược lại bao giờ. Họ cũng xem thường nghề may của tôi, coi đó là một nghề tầm thường không khá giả nổi, cũng sợ tôi sau này hỏi xin tiền. Nên đã lặng lẽ làm di chúc chuyển toàn bộ tài cho em trai.

Lúc đó cũng có một người họ hàng đến xem “vở hài kịch này”. Cảm thấy sao mà quá bất công, tôi bật khóc, vừa khóc vừa phải gật đầu hứa với bố mẹ rằng sẽ không tranh giành tài sản với em trai. Và để đảm bảo cho điều này, bố mẹ cũng thúc giục tôi nhanh cắt hộ khẩu chuyển về nhà chồng.

Về sau, tôi mới nghe hàng xóm cũ nói gia đình tôi đã bán 3 ngôi nhà được khoảng 5 tỷ đồng tiền mặt. Tôi không biết chuyện này, cũng không được cho một đồng nào cả. Ai cũng biết gia cảnh vợ chồng tôi nghèo, toàn bộ của cải từ lúc cưới đến giờ gom góp lại cũng không đến 500 triệu. Nhưng chúng tôi thật sự không nghèo lương tâm!

Trước tất cả sự việc, chồng tôi chỉ im lặng không nói một lời nào, song tôi biết trong lòng anh có chút buồn. Chắc anh buồn cho phận con gái hẩm hiu của tôi trong gia đình ấy, bố mẹ đối xử với tôi chẳng mảy may có chút tình cảm nào cả, cứ như người dưng nước lã với nhau.

Anh bàn bạc với tôi, rằng vợ chồng đi làm công ở xưởng may bấy lâu cũng không có dư, chưa kể giờ có con nhỏ, tôi phải nghỉ làm. Hay thử kinh doanh, thử vận may một lần xem sao! Nghĩ vậy nhưng chúng tôi không có tiền, anh lấy hết can đảm, hỏi mượn anh Tài, người bạn thân nhất từ thời đi học.

Anh hỏi vay 200 triệu đồng, mở một xưởng nhỏ thu mua và chế biến nông sản. Chúng tôi làm việc chăm chỉ bất kể ngày đêm, và cuộc sống cũng dần dần đi vào ổn định, nếu không muốn nói là có dư một chút. Khi con trai được 2 tuổi và đi nhà trẻ, tôi có thêm thời gian đến phụ giúp chồng quản lý công việc.

Nhờ sự cố gắng, chúng tôi sớm trả được tiền vay mở xưởng, mua được nhà. Nhưng năm nay, chúng tôi muốn mở rộng kinh doanh, nên đã quyết định thế chấp cả căn nhà và xưởng để mua 3 chiếc xe tải lớn chở hàng. Mặc dù quyết định thế chấp ấy hơi mạo hiểm, nhưng dù sao thì tình hình kinh doanh đang trên đà phát triển, chúng tôi không thể không thử một phen.

Những năm này, tôi bận bịu và hiếm khi về thăm bố mẹ đẻ. Chỉ có ngày lễ hay dịp Tết thì vợ chồng tôi mới sắp xếp mua quà về biếu họ. Tuy lâu lâu mới gặp, nhưng bố mẹ tôi cũng không tỏ vẻ vui mừng khi thấy chúng tôi về, cũng không giữ lại nhà dùng cơm, cảm giác khá gượng gạo nên chúng tôi để lại quà rồi sớm rời đi.

Xem thêm  Chồng cũ đã mất nhưng tháng nào tôi cũng nhận được 10tr chu cấp nuôi con. Tìm đến tận nhà anh thì ngã ngửa khi biết danh tính người gửi.

Mấy hôm trước, nhà họ hàng có con thi đỗ đại học, đã làm tiệc mừng và mời khá đông khách tham dự. Chồng tôi lái xe hơi chở tôi và con trai đến dự tiệc. Đến trước cửa nhà hàng thì gặp bố mẹ đẻ đi cùng dì hai, từ xa tôi đã thấy mẹ lau nước mắt liên tục. Tôi tiến đến trước mặt mẹ xem đã xảy ra chuyện gì, thì mẹ vội quay mặt sang một bên, không muốn tôi nhìn thấy gương mặt đẫm lệ của bà, cũng không muốn nói chuyện.

Thấy vậy, chúng tôi chỉ lên tiếng chào bà rồi bước vào nhà hàng dự tiệc. Đến giữa buổi tiệc, dì hai lẳng lặng kéo tôi ra bên ngoài, và nói rằng hiện tại bố mẹ tôi rất khổ sở. Họ bán ba căn nhà, mua một căn mới nhỏ hơn, tiền bán ấy bị em trai tiêu xài hoang phí. Sau khi tốt nghiệp, em trai lười biếng và ỷ lại gia đình, không chịu đi làm, bất kể chi phí sinh hoạt gì cũng chìa tay xin bố mẹ.

Bây giờ còn ép họ bán luôn căn nhà cuối cùng đang ở. Dì hai muốn tôi an ủi, đưa ra ý kiến và giúp đỡ bố mẹ. Tôi nghe mà lòng cũng nhói đau một chút, dù gì cũng là người một nhà với nhau. Từ lúc nào không biết, nước mắt tôi cũng lăn dài trên má. Tôi nghĩ về những năm tháng tuổi thơ trôi qua đầy nước mắt, cô đơn và cực nhọc.

Mấy mươi năm qua, tôi một mình bươn chải, tự mình vươn lên trong cuộc sống, đôi khi ước ao một bàn tay yêu thương nâng đỡ, một mái nhà hạnh phúc có đầy đủ cha mẹ, em út… tôi có gia đình mà cũng như không có. Nỗi lòng này, ai hiểu được đây, cũng không bút mực nào tả xiết!

Một chút tủi thân thoáng qua vậy thôi, chứ thực ra tôi cũng hiểu rằng con người dù tốt đẹp đến đâu vẫn có những lúc không sáng suốt, và bố mẹ tôi cũng không là ngoại lệ. Trong thâm tâm, tôi đã không còn trách bố mẹ từ lâu rồi. Từ khi tôi lập gia đình và sinh con trai, tôi cũng hiểu được tấm lòng của bậc làm cha mẹ.

Bố mẹ đã ban cho tôi cuộc sống này, cũng đã ít nhiều vất vả ngược xuôi nuôi tôi khôn lớn. Phận làm con, tôi chỉ mong làm tròn đạo hiếu để không hổ thẹn với lương tâm. Để một ngày, bố mẹ sẽ có thể mở lòng với tôi hơn, và cảm thấy không hối tiếc vì đã sinh ra đứa con gái này.