“Ôi dồi, tôi là tôi khiếp nhất mấy ông bà nông dân đấy lắm. Suốt ngày phân gio các thứ, bẩn kinh lên được”

Lúc em đi rửa bát bà cố ý nói rõ to để em nghe thấy:
“Nhà mình như này mà con đòi cưới đứa tứ đời ở quê làm ruộng à con?”

“Mẹ ơi, làm ruộng thì có sao đâu. Quan trọng là giờ Thu thoát ly rồi, có công ăn việc làm ổn định, lương còn cao hơn cả lương con đấy ạ”

Ban đầu bà vẫn phản đối gay gắt lắm, nhưng được người yêu em với bố chồng tương lai tác động thêm nên cuối cùng bà cũng xuôi xuôi và cho hai đứa cưới nhau. Từ lúc dạm ngõ, ăn hỏi đến hôm cưới bà không lên nhà em lần nào, chỉ có bố chồng với anh em họ hàng đi thay thôi. Mỗi lần gọi điện cho bố mẹ em để bàn bạc chuyện lễ lạt, ngày giờ xin dâu, bà toàn nói giọng khinh khỉnh.

Trước hôm cưới mẹ chồng gọi điện cho bố em dặn đi dặn lại:
“Nhà tôi ở thành phố, cưới xin làm to nên của hồi môn, quà cáp cũng phải tươm tất một tí không có mất mặt. Nếu ông bà thông gia không lo được khoản này thì để nhà tôi lo.”

Bố em mở loa ngoài cho cả nhà nghe, rồi ông bảo:
“Bà thông gia không phải chuẩn bị gì đâu, nhà tôi có gì thì cho con gái cái nấy, ít nhiều cũng là của bố mẹ cho con gái đi lấy chồng mà.”

Xem thêm  Vô tình nghe được “chồng tương lai” nói chuyện với con gái 12 tuổi, tôi tuyên bố thẳng một câu khiến anh vội vàng xin lỗi.  

Nói xong bố thở dài, có vẻ chán lắm. Em biết bố thở dài không phải vì lo chuyện hồi môn, mà chắc lo em vớ phải bà mẹ chồng nanh nọc sau này khổ cả đời. Thấy chồng em cũng là người đàng hoàng, có trách nhiệm nên bố em mới không phản đối gì.
Đến hôm cưới, nhà em tổ chức trên quê trước rồi nên bố mẹ đều xuống để dự lễ bên đằng trai. Lúc đến phần lễ chính, MC gọi bố mẹ cô dâu chú rể lên hôn trường. Mẹ chồng em vênh mặt nói rõ to:
“Thông gia nhà quê đừng đứng cạnh tôi”

Lúc đấy ai đứng trên sân khấu đều nghe thấy hết, mẹ em thì biết ý đứng nép nép ra ngoài. Nhưng bố em từ tốn bảo:
“Bà thông gia bảo thế, thì lát nữa tôi đứng đâu trao 100 cây vàng cho con gái nhỉ?”
Nghe đến đó mà mẹ chồng em mặt tái mét, vội vàng bảo:
“Ông thông gia hay đùa quá”
“Đâu, tôi có đùa đâu”

Đến lúc mẹ chồng tặng em được sợi dây chuyền mỏng dính, thế mà vênh váo suốt từ đầu đến giờ. Lúc bố em mở cái hộp ông ôm khư khư trên tay ra thì mọi người lóa cả mắt. Ông từ tốn nói:
“Hôm nay con gái về nhà chồng, bố mẹ chẳng có gì nhiều, chỉ tích cóp được trăm cây vàng. Bố cho con gái, khi nào cần thì bán đi mà làm vốn”

Xem thêm  Bố dặn con gái: Dù "ở không tới già" cũng đừng bao giờ lấy chồng xuất thân từ 4 kiểu gia đình này...

Em đếm trong hộp có 10 miếng vàng nặng trịch, lóng lánh mà choáng váng. Từ trước em cũng biết bố mẹ mình làm nông trại chăn nuôi trâu bò, lợn gà đến cả hàng nghìn con. Rồi bố còn bán cả đồi khoáng sản cho công ty khai thác nên cũng có ít nhiều của chìm, của nổi. Dù thế nhưng ông bà sống ở quê rất giản dị, chưa từng khoa trương điều gì với ai cả.
Thấy vàng hồi môn của em chắc mẹ chồng choáng lắm, suốt buổi lễ cứ kêu váng đầu. Em kẽ bảo:
“Mẹ ơi, mình chụp ảnh kỷ niệm đi”
Em cũng coi như không có chuyện gì xảy ra để chữa ngượng cho mẹ chồng. Em biết nhà chồng là nơi mình sẽ gắn bó cả cuộc đời về sau, dù mẹ chồng thế nào em cũng sẽ tôn trọng bà đúng chừng mực. Còn sau này có thơm thảo hay ra sao thì tính sau.

Theo Webtretho

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ