Tinh dầu sả rất tốt nhưng lại khó làm. Vì vậy, trang Boldsky giới thiệu một thức uống từ sả cũng có tác dụng không thua kém gì tinh dầu.

Là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m, cây sả có lá dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, trong khi đó thân rễ trắng hoặc hơi tím.

Sả được trồng cũng như sử dụng rộng rãi như là một gia vị thường thấy trong bữa ăn hằng ngày tại các nước châu Á như Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan…

Nó có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống.

Tuy nhiên, cây sả không chỉ là gia vị trong chế biến thức ăn mà còn là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Công dụng của cây sả khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chúng ta thường nghe nhiều đến tinh dầu sả, vốn có thể dùng để tạo hương, trị nấm móng, khó tiêu, dưỡng da. Gần đây, các nhà nghiên cứu còn khám phá tinh dầu sả có tác dụng giảm đau như aspirin.

Rất tốt, nhưng tinh dầu sả lại rất khó làm. Vì vậy, trang Boldsky đã giới thiệu một cách chế biến từ sả rất có lợi cho sức khỏe. Đó chính là trà sả, thức uống nổi tiếng ở nhiều quốc gia ở Châu Á.

Thực tế, người Ấn Độ cổ đại sử dụng trà sả như là một bài thuốc chữa một số căn bệnh đơn giản.

Nguyên liệu: Vài cây sả, một quả chanh, một thìa mật ong và một túi trà.

Cách chế biến: – Đầu tiên, bỏ phần lá, chỉ lấy phần thân (củ). Rửa sạch và đập dập rồi cho vào một cốc nước nóng. 3 phút sau, thêm một túi trà và một thìa mật ong vào cốc.

– Trước khi uống, bạn vớt sả, túi trà ra và có thể thêm lát chanh để tăng thêm công dụng chữa bệnh.

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng sả để pha 1 loại nước gừng sả, siêu mát để giải nhiệt cho những ngày nóng, cách làm như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: Vài củ sả, 1 củ gừng, ít lá bạc hà, đường thốt nốt, 1 quả chanh, 1 lít nước, đá bào.

Hướng dẫn cách làm: Đầu tiên bạn đem sả rửa sạch rồi cắt bỏ bớt phần đầu và gốc sả, đập dập rồi xắt khúc dài. Chanh, gừng cạo sạch vỏ rồi thái lát mỏng.

Cho nước, đường vào nồi đun cho đến khi sôi lên thì thêm gừng, sả vào nấu tiếp khoảng 10 phút, khi đường tan hết là tắt bếp.Lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ hết bã. Bạn để cho hỗn hợp nước sả nguội hẳn sau đó rót ra ly, thêm đá bào và vắt thêm một chút nước cốt chanh, cho lá bạc hà vào. Bạn có thể lấy một cây sả đã rửa sạch rồi cắm vào ly để khuấy đều trước khi thưởng thức. Nếu muốn hấp dẫn hơn, bạn có thể cho thêm vài lát chanh thái mỏng.

Nước chanh gừng sả có hương vị vô cùng thơm ngon và dễ chịu. Vị chua ngọt quyện với vị gừng sả giúp xua tan mệt mỏi , còn có tác dụng tốt với sức khỏe.

Giảm đau đầu: Một số nghiên cứu cho thấy sả có thể giảm triệu chứng đau đầu. Những người thường xuyên bị đau nửa đầu nên uống trà sả thường xuyên.

Kiểm soát cholesterol: Trà sả có thể hạn chế sự hấp thu cholesterol trong ruột. Nó cũng ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Uống trà sả thường xuyên có thể kiểm soát nồng độ cholesterol.

Đẹp da: Trà sả có thể làm đẹp da. Nó giàu vitamin C. Nó có thể thải độc trong cơ thể.

Giảm tối thiệu cơn đau khớp: Các đặc tính chống viêm của sả có thể giúp làm giảm các cơn đau viêm khớp. Nếu bạn đang bị bệnh thấp khớp, bệnh gút hoặc đau khớp, hãy thường xuyên uống trà sả để cảm nhận sự khác biệt.

Giúp ngủ ngon: Trà sả giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn bởi nó làm “dịu” cơ thể.

Tốt cho tiêu hóa: Trà sả có thể điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy và chuột rút. Nó cũng có thể giết các kí sinh trùng trong đường ruột.

Giải độc cơ thể: Trà sả có thể giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp thận và gan hoạt động tốt hơn.

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ