Rắc vôi 4 góc nhà: Tránh những xui rủi, đón những may mắn trong năm mới

Theo quan niệm dân gian, vào những ngày cuối năm, đặc biệt là từ sau 23 tháng Chạp, người dân thường mua vôi để quét lại nhà cửa, cổng ngõ với mong muốn xoá sạch những điều không may mắn, xui xẻo trong năm cũ và đón chào một năm mới bình an, như ý. Tuy nhiên, câu nói “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau.

Một số người cho rằng, “cuối năm mua vôi” là để xây nhà, vôi để ăn trầu và rải 4 góc nhà đuổi tà ma. 

Luôn giữ tiền trong túi, cầu mong dòng tiền chảy xuyên suốt 1 năm

Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, bạn nên bỏ vào trong túi của mình một ít tiền. Như vậy trong năm mới, vận may về tài lộc của bạn sẽ được cải thiện. Không chỉ vậy, nếu vào lúc này gia chủ rải đồng xu quanh nhà hoặc đặt một vài tờ tiền ở các góc quanh nhà, nó sẽ giúp gia chủ năm mới luôn gặp mau mắn về tiền bạc, dòng chảy của đồng tiền sẽ luôn được duy trì trong suốt cả năm.

Khoảng thời gian trước và sau giao thừa, bạn nên giữ trong mình tờ tiền, điều này mang ý nghĩa bạn luôn giữ và duy trì được tài chính trong suốt cả năm.

Ăn nhanh 12 quả nho lúc giao thừa

Nochevieja, hay “đêm cũ”, là từ chỉ ngày cuối cùng của năm trong tiếng Tây Ban Nha. Khi thời khắc này gần qua, hàng triệu người dân đất nước này tập trung trước tivi hoặc quảng trường, cầm theo bát nho xanh với hy vọng sẽ gặp may vào năm mới.

Sau khi chuông vang lên tiếng thứ tư liên tiếp sẽ là một khoảng lặng nhỏ. Kế sau là chuỗi 12 tiếng chuông đại diện cho 12 tháng, mỗi tiếng cách nhau khoảng 2 giây. Khi đó, người Tây Ban Nha phải ăn hết 12 quả nho trước khi tiếng chuông cuối cùng kết thúc. Làm được như vậy, bạn sẽ gặp may mắn trong năm mới.

Truyền thống quen thuộc này bắt nguồn từ một thế kỷ trước và nguồn gốc chính xác của nó vẫn gây nhiều tranh cãi. Theo một truyền thuyết nổi tiếng, những người nông dân ở Alicante có vụ mùa bội thu năm 1909 nên họ đã nghĩ ra cách sáng tạo để bán bớt nho của họ.

Gần đây, theo một số trang báo, phong tục đó bắt đầu sớm hơn, vào khoảng những năm 1880. Khi đó, giai cấp tư sản ở Madrid bắt chước truyền thống dùng nho và rượu champagne trong ngày cuối cùng của năm ở Pháp. Một số người dân nghèo đã tới quảng trường để xem chuông báo hiệu năm mới và ăn nho như một sự mỉa mai giới thượng lưu.

Khoảng 80 % số “nho may mắn” đến từ thung lũng Vinalopo ở trung tâm Alicante, ven biển Địa Trung Hải của Tây Ban Nha. Giống nho có tên là Aledo thơm, ngon và màu xanh nhạt, gần như màu trắng. Chúng thường chín muộn hơn so với các giống khác, thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 12.

Những trái nho này được bảo quản rất kỹ càng. Tầm tháng 6 hoặc tháng 7, người trồng phải dùng túi giấy để buộc chùm quả vào, giúp chúng tránh bệnh dịch bướm đêm. Biện pháp này được thực hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19. Việc đóng gói cũng giúp nho có lớp vỏ mịn hơn khi không phải chịu mưa, nắng hay gió. Người ta cũng tìm cách lưu giữ hương vị, mùi thơm và màu sắc của nho.

Mặc dù có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, nhưng phong tục này cũng phổ biến ở nhiều nước châu Á đặc biệt là nước ta. Vì theo ông bà ta ngày xưa, sỡ dĩ nên ăn nho vào đếm giao thừa hay đặt chúng lên bàn thờ vào ngày Tết, vì chúng tượng trưng cho sự đủ đầy, hạnh phúc. Vì nho mọc theo chùm, nên người ta tin rằng nó sẽ mang lại hạnh phúc cho gia đình, giúp các thành viên hòa thuận, đùm bọc và yêu thương nhau hơn. Do đó, nó là một loại trái cây không thể thiếu trong nhiều gia đình ngày Tết.

Ngoài ra trong đêm giao thừa, mọi người cần phải làm những điều này để cả nhà may mắn và sung túc cả năm:

Bỏ tiền vào bao lì xì đặt dưới đáy thùng gạo

Theo quan niệm dan gian, vào ngày Tết nếu chúng ta bỏ một ít tiền vào bao lì xì hay túi vải màu đỏ rồi đặt nó vào dưới đáy thùng gạo sẽ giúp gia đình luôn gặp may mắn về tiền bạc. Vì ông bà ta ngày xưa cho rằng thùng gạo tượng trưng cho tài sản của gia đình, do dó nếu chúng ta để thêm tiền vào trong có nghĩa là của cải luôn tăng thêm chứ không bị mất đi.