Cũng chính vì sự phụ thuộc vào mạng xã hội nên nhiều người có xu hướng sống khép kín hơn, ngại giao lưu và chỉ thích ngồi sau màn hình gõ lạch cạch. Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại chỉ ra được rằng người bạn đăng hơn quá nhiều status một ngày nên nhận được sự quan tâm từ những người xung quanh. Thử nghĩ mà xem, khi họ không vướng bận bất cứ điều gì
từ công việc cho tới chuyện tình cảm thì việc đăng status để “thả thính” cũng chẳng phải chuyện lạ. Thế nhưng đăng bao nhiêu, đăng thế nào lại quyết định và đánh giá xem người ấy có phải người bình thường hay không. Theo chia sẻ của bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TW I: “Việc chơi game online thâu đêm, sử dụng mạng xã hội nhiều…
làm tăng nguy cơ bị trầm cảm, hoang tưởng, tổn thương não bộ – nguyên nhân gây ra những bệnh lý rối loạn tâm thần”.
Tức là thay vì chia sẻ vui buồn với những người xung quanh thì họ lại cảm thấy đưa chúng lên mạng và nhận được sự quan tâm từ CĐM vui và có ý nghĩa hơn nhiều. Dần dần những người này sẽ sống cách ly xã hội, ngại giao tiếp và chỉ muốn dùng mạng xã hội để chia sẻ, kể về cuộc đời của mình. Các bạn ơi, nếu như có một người bạn đang ở trong “giai đoạn” đặc biệt như thế thì đừng ngần ngại dành sự quan tâm sâu sắc đến họ nhé! Bề ngoài lười tiếp xúc vậy thôi nhưng sâu thẳm bên trong họ đang rất cần một bờ vai đấy!
Tùy vào tính cách và sở thích của mỗi người mà hình thành nên thói quen sử dụng mạng xã hội. Có người dành thời gian lên mạng còn nhiều hơn là giao tiếp ở bên ngoài, bởi sẽ chẳng ai thấy được cảm xúc thật của họ khi “trao đổi”.
Nhưng cũng có nhiều CĐM coi mạng xã hội chỉ là công cụ để làm việc và họ vẫn có thể cân đối hài hoà giữa mối quan hệ thực – ảo.
Một người có sở thích đăng hơn 5 status/ngày có thể chẳng mắc bất cứ căn bệnh về tâm lý nào thế nhưng chúng ta vẫn nên dành sự quan tâm đến mọi người xung quanh mình phải không?
Theo yan