Sau những ngày Tết, các gia đình sẽ thực hiện lễ hóa vàng để tiễn tổ tiên. Khi hóa vàng, gia chủ cần chú ý một số điều.
Từ xa xưa người ta thường có quan niệm trần âm âm vậy. Do đó, người Việt thường sắm sửa vàng mã, một số lễ lạt… dâng cúng tổ tiên. Phong thục làm lễ hóa vàng thể hiện việc giáo dục chữ hiếu, giáo dục con cháu nhớ về cội nguồn, nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà.
Thời gian làm lễ hóa vàng không ấn định cụ thể vào một ngày nhất định mà được thực hiện tùy thuộc vào điều kiện của gia đình. Nhiều nhà sẽ làm lễ hóa vàng vào mùng 3 Tết nhưng cũng có nhà làm muộn hơn, trong khoảng mùng 4 đến mùng 10 Tết.
Mâm cỗ cúng hóa vàng được chuẩn bị giống mâm cỗ trong những ngày trước. Thông thường, lễ vật cúng hóa vàng gồm có hương, hoa tươi, trái cây, trà, trầu cau, đèn, nến, rượu, vàng mã… Gia đình có thể chuẩn bị cỗ chay hoặc cỗ mặn tùy quan niệm và điều kiện.
Sau khi làm cơm cúng và hương cháy hết, gia chủ sẽ đem vàng mã đã cúng trong Tết ra hóa (đốt).
Khi hóa vàng, gia chủ nên chọn góc sân hoặc góc vườn khô ráo sạch sẽ. Sau khi hết một tuần hương thì có thể xin hạ lễ để hóa vàng. Mỗi lễ tiền vàng sẽ được hóa ở một vị trí riêng, không để lẫn với nhau. Hóa vàng theo thứ tự từ cao xuống thấp, gia thần trước, gia tiên sau. Vàng mã của người mới mất thường được hóa sau cùng.
Trước khi hạ mỗi lễ, gia chủ vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.
Khi hóa vàng xong, người ta thường vẩy vài giọt rượu cúng trên bàn vào đống tàn vàng mã vì tục cho rằng làm như vậy mới thiêng, các cụ ở cõi âm mới nhận được và số đồ đã gửi cho tổ tiên mới dùng được dưới âm phủ. Nếu có cúng cây mía trong ngày tết thì đem mía hơ trên đống tàn vàng.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Nguồn : https://phunutoday.vn/hoa-vang-xong-nho-lam-mot-viec-de-cac-cu-phu-ho-tranh-xui-xeo-d401954.html