Mình thấy ở trên báo chí cũng rần rần vụ này nè, hóa ra ngải cứu không chỉ là một loại rau mà còn có công dụng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm nữa. Mình cũng vừa mới bảo với chú mình vì chú ý bị thoát vị đĩa đệm gần năm nay rồi nhưng chưa có tiền đi mổ ý.
Tại sao ngải cứu có thể chữa thoát vị đĩa đệm?
Ngải cứu là loại cây được người dân dùng để an thai, điều kinh, chữa đau bụng. Theo các chuyên gia Đông y, ngải cứu còn có khả năng chữa các bệnh liên quan tới xương khớp như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp… hiệu quả.
Y học hiện đại chứng minh, ngải cứu có chứa nhiều chất kháng khuẩn tự nhiên như cinelo,thuyon, dehydro matricaria este… Những chất này có khả năng làm dịu các cơn đau nhức nhanh chóng. Ngay cả trong sách của thần y Tuệ Tĩnh cũng nhắc tới ngải cứu như một vị ‘cứu tinh’ với người bệnh. Lá ngải chứa 0,2 – 0,34% tinh dầu với tác dụng làm giảm cơn đau nhức cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống.
PGS. BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên Giảng viên của ĐH Y dược TP. HCM) cho biết ngải cứu có vị đắng, tính ấm. Đây là một loại thảo dục với khả năng sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau tuyệt đỉnh. Vì vậy, nó được xem là một loại thuốc không thể thiếu của người bị thoát vị đĩa đệm.
Cách dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Theo ông Nghĩa, có rất nhiều cách dùng ngải cứu để chữa thoát vị đĩa đệm như:
+ Ngải cứu và giấm gạo:
Ngải cứu mang rửa sạch, giã nát rồi trộn cùng với giấm gạo, đun nóng lên. Dùng hỗn hợp này cho vào một chiếc khăn mỏng và xoa bóp ở vị trí cột sống lưng bị đau nhức chừng 15 phút. Với cách này, bạn nên chăm chỉ thực hiện mỗi ngày trong 2 – 3 tuần sẽ thấy được hiệu quả.
+ Ngải cứu và muối hạt:
Với cách này, bạn hãy rửa sạch lá ngải cứu rồi mang rang nóng lên cùng muối hạt. Sau đó, bạn bọc ngải cứu và muối vào chiếc khăn và chườm lên trước khi đi ngủ là được.
+ Ngải cứu và mật ong:
Ngải cứu mang rửa sạch, giã nát rồi đỏ nước muối pha loãng vào. Sau đó, bạn chắt lấy nước và thêm khoảng 2 thìa mật ong vào. Bạn dùng nước này uống 2 lần/ngày.
+ Ngải cứu, vỏ bưởi và chanh:
Ngải cứu, vỏ bưởi và chanh mang sao vàng lên rồi ngâm với rượu trắng trong bình thủy tinh cỡ 1 tháng. Sau đó, bạn lấy khoảng 1 ly rượu nhỏ và uống hàng ngày, duy trì từ 1 – 2 tháng sẽ thấy giảm hẳn các triệu chứng đau đớn do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm không phải bệnh nan y nhưng nó gây ra nhiều bất tiện, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân. Ngoài ra, nó còn có thể gây ra những biến chứng như:
+ Rối loạn cảm giác:
Người bị thoát vị đĩa đệm thường hay bị rối loạn cảm giác ở khu vực bị tổn thương do dây thần kinh ở khu vực này bị ảnh hưởng. Không chỉ thay đổi về sắc tố da mà bệnh nhân hầu như còn mất hoàn toàn các phản xạ tự nhiên như nổi da gà, dựng lông hay phân biệt nóng, lạnh.
+ Rối loạn cơ thắt:
Ban đầu, nó chỉ là cảm giác bí tiểu nhưng sau đó bệnh nhân hầu như chẳng thể kiểm soát được khả năng tiểu tiện của bản thân. Không ít người bệnh thường tiểu ra quần một cách không tự chủ.
+ Bị teo chân tay:
Do các dây thần kinh phản xạ bị chèn ép khiến máu và các chất dinh dưỡng không thể đi sâu vào và nuôi dưỡng được các cơ quan này. Điều này khiến chân, tay hay bị teo dần. Tuy nhiên, nó chỉ xảy ra một bên cơ thể bị thoát vị.
+ Liệt hoàn toàn:
Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh nhân. Người bệnh sẽ không thể đi lại và phải phụ thuộc hoàn toàn vào người thân.