Rằm tháng Giêng được xem là ngày cúng rằm quan trọng nhất trong năm
Rằm tháng Giêng được xem là ngày rằm quan trọng bởi đó là rằm đầu tiên trong năm, là ngày rằm có nhiều ý nghĩa tâm linh. Người xưa cho rằng quanh năm cung không bằng một rằm tháng giêng. Theo lối truyền thống sản xuất xa xưa thì sau Rằm tháng Giêng là lúc người nông dân xuống đồng cày cấy, người lao động xa bắt đầu xa nhà kiếm sống. Vì thế người xưa cúng rằm tháng Giêng rất chu đáo long trọng, làm cỗ to để tưởng nhớ biết ơn tổ tiên thần phật và xin may mắn. Theo thuyết khác thì rằm tháng giêng còn là lúc tăng ni ngồi nghe Phật thuyết pháp và đây là ngày vía phật tổ. Thế nên dù cúng chay hay mặn dù theo đạo Phật hay không thì trong quan niệm người Việt, rằm tháng Giêng vẫn là ngày rằm quan trọng nhất năm.
Để đảm bảo ngày cúng rằm tháng giêng trang nghiêm không phạm kỵ để mang lại may mắn cả năm, người xưa dặn nên kiêng kỵ những điều sau:
Không dùng đồ chay giả mặn
Rằm tháng Giêng tùy theo quan niệm có thể cúng chay hoặc mặn nhưng khi cúng chay tuyệt đối không nên chọn đồ chay giả mặn như giò chả chay, tôm chay, chân gà chay, thịt chay… Để làm cỗ chay thì nên nấu thuần chay từ những nguyên liệu chay thông thường, không mua món giả chay vì sẽ không mang tính tôn nghiêm mà mang tính giả tạo.
Không đốt nhiều vàng mã
Lễ rằm tháng Giêng là để mong cầu một năm mới an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng nên gia chủ cần dâng lòng thành kính chứ không nên đốt vàng mã gây lãng phí và mê tín. Đặc biệt nếu là Phật tử, bạn nên nhớ đạo Phật không cổ xúy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại vừa ô nhiễm môi trường, tăng nguy cơ cháy nổ.
Không dùng hoa giả, trái cây giả
Hoa giả trái cây giả không nên dâng cúng vì chúng mang ý nghĩa giả tạo. Hơn nữa những vật giả này chỉ để trang trí không nên thành cúng phẩm. Khi dùng trang rí chúng hay hút bụi nên làm bẩn không gian thờ. Việc dâng cúng đồ giả là phạm kỵ bất kính.
Không xê dịch bát hương
Vào ngày rằm tháng Giêng, một số gia đình lau dọn bàn thờ để đảm bảo thanh sạch. Nhưng trong phong thủy thì việc lau dọn ban thờ cần lưu ý không được xê dịch bát hương để tránh làm rối loạn trường khí, ảnh hưởng sự yên nghỉ của tổ tiên. Trước khi lau dọn, nên thắp một nén nhang khấn xin Thần linh, Thổ địa, tổ tiên được lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng.
Không cúng thủ lợn
Theo quan niệm dân gian, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng có thể cúng cả đồ chay và đồ mặn cúng gà trống nhưng lại kiêng thủ lợn. Kiêng kỵ này xuất phát từ quan điểm đầu năm tránh sát sinh và lợn trong đời sống người Việt là con vật sinh sôi và là con vật mang lại kinh tế cho gia đình. Còn gà trống là linh vật giúp kết nối với thần linh.
Không nên đặt tiền thật lên cúng
Nhiều người cho rằng đặt tiền thật lên cúng để xin may mắn và cất tiền đi để lấy may. Nhưng tiền thật không phải vật cúng do đó đặt tiền thật lên cúng không có ý nghĩa. Hơn nữa tiền cần luân chuyển nên cúng xong cất đi không có giá trị phong thủy. Tiền luân chuyển khắp nơi nên dễ nhiễm khuẩn làm ảnh hưởng trường khí phòng thờ. Hơn nữa nếu tiền không thu từ lao động chính đáng thì còn gây tổn hại phước đức.
Ngày rằm tháng Giêng bạn nên cúng chay và làm các việc thiện, đi lễ chùa, làm việc lành, công đức, phóng sinh… để tạo thêm may mắn.
Nên cúng rằm tháng Giêng vào ngày nào?
Nhiều gia đình có thể cúng rằm tháng Giêng vào một hai hôm trước. Nhưng theo quan niệm dân gian truyền lại cúng rằm tháng Giêng vào khung giờ 11-13 giờ ngày 15 tháng Giêng là đẹp nhất vì đó là giờ mà thần Phật đi tuần sẽ chứng giám cho gia chủ.
Đặc biệt rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024 trùng vào thứ bảy cuối tuần nên rất thuận lợi cho nhiều gia đình cúng. Do đó bạn không cần phải cúng trước. Dịp cuối tuần cũng là lúc nghỉ ngơi nên tạo thuận lợi cho bạn đi thăm viếng chùa, làm việc thiện tích phước.