Nói về việc kết giao ở đời, người xưa căn dặn có những người tốt nhất nên tránh xa.

Ba kiểu hàng xóm nên tránh kết giao

Thứ nhất, kiểu người “đâm bị thóc, chọc bị gạo”

“Tôi kể cho chị nghe chuyện này, chị đừng có kể với ai đấy nhé!”. “Ôi dào, chị còn không tin tôi à? Cứ kể đi, tôi sẽ giữ bí mật, không kể cho ai biết đâu”.

Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe hoặc trải qua cuộc đối thoại như trên, đặc biệt là những người cô, người dì trong xóm, những người vẫn cùng nhau kể lể đủ mọi thứ trên đời, bàn luận về khuyết điểm của người khác, những câu chuyện của hết nhà này đến nhà khác. Thực tế, việc kể lể, buôn dưa những chuyện nhỏ nhặt hàng ngày là hết sức bình thường, không có gì đáng trách. Người xưa có câu nói rất hay rằng: “Có ai là người không nghị luận sau lưng kẻ khác, có ai là người không bị bàn tán sau lưng?”

Tuy nhiên, có một số kiểu hàng xóm, trước mặt thì nói những lời hay ý đẹp, tâng bốc lên tận mây xanh nhưng ngoảnh mặt đi một cái thì lại buôn chuyện và nói xấu người khác, nói trắng thành đen, phải trái lẫn lộn, nói xấu người khác đủ điều. Những người như thế không chỉ thông thường là kể lể chuyện nhà người khác mà còn “khua môi múa mép”, là một hiểu hiện của việc thiếu hụt đạo đức.

Trong cuộc sống, kiểu người này vô cùng đáng sợ. Do đó, nếu gặp được kiểu hàng xóm như thế tốt nhất chúng ta nên tránh xa, có thể kính trọng nhưng tuyệt đối đừng gần gũi, giữ khoảng cách với họ càng sớm càng tốt, hạn chế tiếp xúc sẽ tốt hơn cho mình.

4

Thứ hai, kiểu người chỉ muốn được mà không muốn mất

Cổ nhân có câu “Bà con xa không bằng láng giềng gần”. Trong cuộc sống ai cũng có lúc này lúc nọ, lúc thăng lúc trầm, lúc có thể giúp đỡ người khác nhưng cũng có lúc cần được tương trợ. Hàng xóm láng giềng sống gần gũi với nhau, thường xuyên gặp mặt, đúng kiểu ‘ngẩng đầu không thấy, cúi đầu là thấy’. Chính vì thế khi khó khăn, nếu có thể thì hãy giúp đỡ và hỗ trợ họ một tay.

Thế nhưng, cũng có một vài người hàng xóm lòng dạ ích kỷ. Họ không cần biết bạn có thời gian hay năng lực hay không, chỉ cần có việc là họ đều nhờ vả bạn giúp đỡ. Bạn đồng ý thì không sao, nhưng nếu từ chối hoặc không giúp được họ, có thể họ sẽ trách cứ, “giận cá chém thớt”. Thậm chí, dù bạn có tận tâm tận lực giúp đỡ cũng rất khó nhận được câu cảm ơn hay sự cảm kích từ họ. Họ còn coi sự giúp đỡ của bạn là điều hiển nhiên.

Đến khi bạn gặp khó khăn muốn nhờ người ta giúp đỡ, họ sẽ viện ra đủ loại lý do để từ chối, thậm chí còn trốn tránh bạn thật nhanh. Với những người hàng xóm như thế, chúng ta nên giữ khoảng cách, rèn luyện lý trí tỉnh táo để bảo vệ bản thân, đừng vì một phút cả nể mà rước bực vào người.

Thứ ba, người có tâm địa hẹp hòi

Những người hàng xóm có tâm địa hẹp hòi sẽ thường xuyên để ý và cố chấp những chuyện nhỏ nhặt, dù bao nhiêu thời gian trôi qua, họ vẫn nhắc đi nhắc lại, nhớ mãi không quên. Đối với những người hàng xóm như thế, chúng ta nên “kính nhi viễn chi” tức là kính trọng nhưng không gần gũi, hoặc nên tránh xa họ ra. Nguyên nhân bởi, những người như thế chuyên soi mói lỗi lầm của người khác, tìm cớ bắt bẻ, cứ túm chặt cái sai của mọi người mà không chịu buông.

Đã là hàng xóm với nhau, không thể tránh khỏi những lúc xích mích và hiểu lầm nhỏ nhặt. Hầu hết mọi người sau một thời gian sẽ quên đi, hai bên cũng sẽ giảng hòa và bình thường như cũ. Thế nhưng kiểu lòng dạ hẹp hòi sẽ khiến tình cảm làng xóm ngày càng rạn nứt, cuối cùng chẳng thèm nhìn mặt nhau, trở thành người xa lạ, thậm chí là kẻ thủ.

2

Ba kiểu họ hàng nên tránh

Thứ nhất, người có vay nhưng không có trả

Người xưa có câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, những người thân thiết gắn bó với nhau bằng huyết thống chính là gia đình, họ hàng. Người trong gia đình, họ hàng giúp đỡ nhau là chuyện bình thường, thế nhưng sự giúp đỡ này chỉ giới hạn trong trường hợp khẩn cấp, không thể giúp đỡ mãi cả đời.

Đặc biệt với việc vay mượn tiền càng phải thận trọng. Có một số kiểu người thân khi thấy bạn ăn nên làm ra sẽ lần lượt tìm đến nhà để hỏi thăm, làm thân. Lúc đầu, vì muốn mượn tiền bạc của bạn hoặc cần bạn giúp đỡ, họ sẽ tỏ ra biết điều, mặt mày niềm nở, nói gì cũng nghe. Tuy nhiên, một khi tiền đã về tay, họ sẽ nhanh chóng trở mặt không chịu nhận người thân, chuyện trả nợ cũng cho vào dĩ vãng.

Trong trường hợp bạn tìm và yêu cầu họ trả tiền, họ sẽ tráo trở nói bạn là “Đồ sói mắt trắng, đồ con cháu bất hiếu”. Những lời nói của họ đều chứa đầy oán khí, trách móc rồi chửi bới bạn đủ điều. Nếu như có kiểu người thân như thế, tốt nhất nên hạn chế giao du, qua lại thì hơn.

Thứ hai, người ham ăn nhưng biếng làm

Người xưa có câu “Cận chu giả xích, cận mặc giả hắc”, câu này gần nghĩa với câu nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, ngụ ý nhấn mạnh sự ảnh hưởng của hoàn cảnh đối với con người. Nếu như một người ngày ngày lười biếng, chỉ biết phàn nàn về người khác, không chịu tiến bộ, làm việc thì tốt nhất nên tránh xa. Nguồn năng lượng tiêu cực này có thể lây lan và ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Thực tế, người thiếu năng lực không đáng sợ, người thiếu động lực mới đáng sợ. Một người dù có tốt nghiệp tiểu học nhưng sống có lý tưởng, làm việc chăm chỉ thì vẫn có được cuộc sống giàu sang, hạnh phúc. Ngược lại, một người sức dài vai rộng nhưng cả ngày chỉ biết ăn chơi hưởng thụ, những người như vậy chắc chắn sẽ bị xã hội đào thải, trở thành người vô dụng. 

Thứ ba, kiểu người thích nịnh bợ

Có một câu chuyện rằng: “Tiểu Ngô là một cô gái trẻ làm việc chăm chỉ tại thành phố lớn. Mỗi năm, cô chỉ về quê vài ngày vào dịp Tết. Để làm tròn chữ hiếu, Tiểu Ngô thường xuyên tặng phong bao lì xì cho những người lớn tuổi ở trong làng. Mỗi lần như thế, mọi người sẽ khen cô là lễ phép, biết kính trên nhường dưới. Nghe những lời này, Tiểu Ngô vô cùng vui vẻ nên rất chăm chỉ qua lại với họ hàng làng xóm.

Cho đến một năm nọ, vì phải mua nhà trên thành phố nên kinh tế không dư dả như trước. Khi về quê, Tiểu Ngô chỉ mua quà cho những người lớn tuổi trong làng. Thế là, họ lập tức phớt lờ cô, thậm chí còn chẳng thèm chúc mừng năm mới, cũng không đến nhà cô nữa. Tiểu Ngô như bừng tỉnh, cảm thấy vô cùng đau lòng đến đã đưa cha mẹ chuyển hẳn ra thành phố, ít khi trở về làng nữa”.

Người xưa có câu: “Bần cư náo thị vô nhân vấn/Phú tại thâm sơn hữu khách tầm”. Câu này tạm dịch là: “Nghèo giữa chợ đông mấy ai hỏi/Giàu ở núi sâu lắm khách tìm”. Khi bạn có tiền, họ hàng hang hốc từ xa tít mù khơi cũng sẽ tìm đến, thường xuyên bắt chuyện kể kết thân. Nhưng khi bạn không có tiền, làm ăn lao dốc, người ta sẽ chẳng thèm đoái hoài đến bạn nữa. Với những người họ hàng như vậy, nếu qua lại được thì duy trì, còn không qua lại được thì nên cắt đứt.

Thực tế, dù có là hàng xóm hay họ hàng đi chăng nữa, trong giao tiếp hàng ngày vẫn nên thành thật và tôn trọng lẫn nhau, nhìn vào ưu điểm của mọi người, học cách bao dung, từ đó họ hàng, làng xóm mới có thể vui vẻ, hòa thuận. Thế nhưng, nếu gặp phải những hạng người kể trên, chúng ta nên làm theo lời dạy của Khổng Tử, đó là: “Đạo bất đồng, bất tương vi mưu”, câu nói này có nghĩa: “Không có chung chí hướng và nhận thức thì không thể nói chuyện hay đàm đạo với nhau”. Vận dụng lý trên để hành xử, nó sẽ giúp bạn tránh được những phiền phức không đáng có trong cuộc đời.

Tổng hợp : phunutoday.vn

https://phunutoday.vn/co-nhan-noi-lang-gieng-3-loai-khong-ket-giao-ho-hang-3-kieu-nen-tranh-mat-do-la-nhung-ai-d335325.html

Nguồn : Xe và Thể Thao 

https://xevathethao.vn/uncategorized/co-nhan-noi-lang-gieng-3-loai-khong-ket-giao-ho-hang-3-kieu-nen-tranh-mat-do-la-nhung-ai.html