1. Không làm người trung gian, không làm người bảo lãnh thì cả đời không phiền não

Thật vậy, sống ở đời, nếu chúng ta không làm người trung gian, không làm người bảo lãnh thì sẽ không có muộn phiền, suy nghĩ. Làm người trung gian thì nhất định 2 bên đều quen biết, đều là bạn bè.

Khi không xảy ra sự việc thì không sao nhưng đến khi xảy ra sự việc, 2 bên không tốt nữa thì họ đều đổ tội lên thân mình. Cuối cùng, sự tình cũng hỏng mà bạn bè cũng theo đó mà đánh mất nhau.

2. Ăn cơm người vác tù và hộ người

Trong cuộc sống dựa vào người khác, thế thì phải phục tùng người ta, chịu ước thúc của người ta.

Quyền kinh tế quyết định quyền phát ngôn. Muốn không bị người khác quản thì phải tự lực cánh sinh. Người trẻ tuổi không nghe lời cha mẹ, nhưng về kinh tế lại dựa vào cha mẹ, thì đó là trái đạo lý.

3. Sâu rau chết trong rau

Quả không sai khi nói rằng: Làm việc xấu ở đâu thì thường sẽ mất mạng ở đó. Kẻ trộm mộ thường chết trong mộ, kẻ trộm sông thường chết dưới sông.

4. Cho vay gạo chứ không cho vay củi, cho mượn áo chứ không cho mượn giày

Cho vay gạo là tích phúc cho mình, là cứu tế người, bởi thế thông thường người ta sẽ không cự tuyệt. Tuy nhiên, củi có khắp nơi, chỉ cần mình nỗ lực đều có thể đi kiếm củi được. Thế nên, người xưa sẽ chọn cứu người nghèo chứ không bao giờ cứu người lười nhác.

Thêm nữa, chúng ta không cho mượn giày là vì mỗi người có cỡ chân khác nhau, rất khó tìm được giày vừa chân. Hơn nữa giày là để đi, cho người ta mượn đi bẩn giày, rách giày rồi thì trả lại cũng làm khó cho cả 2 bên.

5. Đánh người không đánh vào mặt, mắng người không vạch khuyết điểm

Không được chọc vào nỗi đau của người khác nếu phát sinh mâu thuẫn với người khác. Chúng ta sẽ cảm thấy hả dạ nhất thời nhưng sẽ để lại mối họa hoạn khôn cùng. Bởi vậy cần kiểm soát được tâm trạng thì mới có hòa khí sinh tài.

6. Gạo củi vợ chồng, rượu thịt bạn bè, hộp quà thân thích

Có thể nói, quan hệ càng thân mật thì sẽ càng chất phác, chân thực hơn. Giữa vợ chồng là củi gạo mắm muối, giữa bạn bè là ăn uống rượu chè, giữa họ hàng là quà cáp bánh trái.

7. Nhân từ không nắm binh quyền, nghĩa khí không nắm tiền tài

Người nhân từ mềm lòng không thể dẫn dắt quân đội. Người nghĩa khí không thể nắm giữ quản lý tiền của tài sản.

Chiến trường liên quan đến sống chết, thời khắc then chốt không thể có cái nhân từ mềm yếu của phụ nữ, nếu không sẽ thua thảm hại, mất đi sinh mệnh của bao nhiêu người.

Người trung nghĩa trên đời thường nhiều bằng hữu, họ là người trọng nghĩa khinh tài, do đó người nghĩa khí không được nắm giữ tiền của tài sản, vì sẽ không giữ được.

8. Anh em thân thiết, sổ sách rõ ràng

Hãy nhớ rằng: Giữa người thân thì điều không thể thiếu nợ chính là nợ kinh tế. Thân thiết như anh em ruột thịt cũng phải nợ nần sổ sách tính toán rõ ràng.

Chỉ có nợ nần sổ sách tính toán minh bạch rõ ràng thì mới có thể hóa giải mâu thuẫn kinh tế, hóa giải mối quan hệ giữa các thành viên, thúc đẩy hợp tác lâu dài.

9. Đại phú do mệnh, tiểu phú do cần

Có thể trở thành đại phú đại quý hay không là do Thượng Thiên chú định. Một người có thể khá giả hay không là dựa vào nỗ lực cá nhân, cần kiệm mà thành.

Trong mệnh có cái đó thì cuối cùng cũng sẽ có, trong mệnh không có cái đó thì chớ cưỡng cầu. Sống thiết thực, thanh bạch, cứ làm tốt việc của mình là đủ rồi. Cái gì đáng có sẽ có, cái gì nên đến sẽ đến.

10. Nghèo nơi đô hội không người hỏi, giàu tại rừng sâu có người tìm

Thật vậy, người nếu nghèo hèn thì ở giữa đô hội đông đúc cũng không có người tìm đến. Ngược lại, người nếu giàu sang thì ở nơi núi sâu rừng thẳm cũng có người tìm đến kết thân xu nịnh.

Nhân tình thế thái luôn phân ra nóng (nhiệt tình) và lạnh (lãnh đạm), từ xưa đến nay vốn vẫn như thế.

11. Thà phá 10 tòa thành còn hơn hủy hoại hôn nhân một nhà

Phá hủy hôn nhân người khác là sự việc tệ hại khủng khiếp. Hủy hôn nhân một nhà là hủy đi hạnh phúc của cả 3 đời. Cha mẹ thương tâm, vợ chồng ly tán, con cái ràng buộc, những sai lầm trong đó không thể nào bù đắp nổi.

12. Cháu con tự có phúc phận riêng, chớ làm trâu ngựa cho cháu con

Có rất nhiều cha mẹ quần quật làm việc để tích trữ gia tài cho con cái. Bởi, họ lo con cái không biết nấu ăn, không có công việc tốt, không có người yêu tốt. Thế nhưng, con cháu đời sau có phúc khí riêng của con cháu, chúng cần phải chịu trách nhiệm với cuộc sống của chúng. Làm cha mẹ cũng không nên làm trâu ngựa cho cháu con, quá lo nghĩ gắng sức vì chúng.

Bởi vậy, lo nghĩ chu toàn cho con cháu quá khiến chúng mặc nhiên hưởng thụ, sẽ tự tiêu hao phúc phận của chúng. Thế nên người xưa nói: “Thương quá hóa hại con” chính là đạo lý này.