Nước dừa được các bác sĩ chia sẻ rất tốt với các bệnh nhân Covid-19. Khi dùng đúng cách sẽ mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời.

Một nhà 4 F0 hồi phục nhờ nước dừa

Chị Nguyễn Thị Huyền (quận 9, TP.HCM) cho biết, cả gia đình chị 4 người đều trở thành F0. Dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng chị Huyền và chồng vẫn bị Covid-19 ‘hành’ với những cơn sốt lên tới 40 độ C, người mệt mỏi, cảm giác không còn sức sống. Suốt thời gian đó, ngoài uống thuốc do bác sĩ kê chị Huyền và chồng uống nước dừa do chị không uống được orezol.

Nhờ có uống nước dừa mỗi ngày 2 quả nên chị Huyền thấy dù sốt cao nhưng da dẻ không quá hanh khô, không bị rối loạn điện giải. Còn chồng chị Huyền không chỉ sốt anh còn bị tiêu chảy và nước dừa giúp anh bù điện giải tốt hơn rất nhiều.

Đặc biệt, con gái chị Huyền 5 tuổi nhưng bé nặng 26 kg cũng bị sốt cao khó hạ sốt. Ngoài sử dụng 4 tiếng 1 lần hạ sốt, chườm ấm, chị cũng tranh thủ cho con uống nước dừa để hạ sốt, bù mất nước.

Vì sao bác sĩ kiến khuyên F0 nên uống nước dừa?

PGS-TS Phạm Duệ, nguyên Trưởng khoa chống độc Bệnh viện Bạch Mai cũng từng đề xuất tới các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 cung cấp nước dừa xiêm (hoặc dừa các loại) để bổ sung năng lượng và điện giải cho người bệnh.

TS DS. Nguyễn Thành Triết – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cơ sở 3, cho biết dừa là dạng trái cây tự nhiên, nó là một loại đồ uống giải khát và bổ dưỡng được tiêu thụ rộng rãi do các đặc tính có lợi cho sức khỏe.

– Nước dừa có thể được dùng như một chất thay thế quan trọng để bù nước bằng đường uống. Thậm chí nó còn có thể dùng để bù nước qua đường tĩnh mạch cho người bệnh ở vùng sâu vùng xa.

– Các vi chất dinh dưỡng như các ion vô cơ (kali, natri, canxi, magne, selen, đồng, kẽm,…) trong nước dừa có thể dùng như một thức uống bù nước nhằm bổ sung các chất điện giải của cơ thể bị mất đi khi bài tiết qua mồ hôi…

– Trước nay, nước dừa đã được dùng rất hữu hiệu để trị các chứng mất nước do tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, bệnh lỵ, bệnh tả.

– Đặc biệt là sự cân bằng điện giải trong nước dừa khá tương đồng với máu người. Do đó mà lợi ích của nước dừa có thể giải quyết tốt những vấn đề về tiêu hóa, hoặc khi thời tiết nóng, sau khi tập luyện nặng nhọc thì nước dừa có thể giúp bù nước cho cơ thể một cách nhanh chóng.

– Ngoài ra, oxy hoá là một trong những đặc tính của nước dừa. Các gốc tự do được sản xuất trong quá trình trao đổi chất giữa các tế bào giúp giảm bớt trạng thái căng thẳng hoặc các cơn đau khi bị nhiễm bệnh.

– Theo nhiều kết quả nghiên cứu, nước dừa có khả năng hỗ trợ cơ thể chống lại các virrus khiến bạn bị cảm lạnh, sốt thương hàn hoặc nhiễm trùng.

– Trong cùi dừa có những chất béo đặc biệt bao gồm caprylic, capric và lauric có tính kháng khuẩn, kháng virus giúp tăng cường hệ miễn dịch và tiêu diệt mầm bệnh.

Mặc dù nước dừa tốt cho sức khỏe mọi người và F0 như vậy, nhưng lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ hoạt động, tình trạng sức khỏe và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể.

Cụ thể, đối với một người trưởng thành khỏe mạnh, dựa vào giá trị dinh dưỡng, các chuyên gia khuyên có thể uống 1-2 cốc nước dừa (khoảng 240 ml)/ngày.

Với những người có bệnh suy thận, tiểu đường, huyết áp thấp hoặc có rối loạn điện giải, cần thận trọng và cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Những người cần hạn chế hoặc không nên uống nước dừa, bao gồm:

– Người bị xơ nang cân nhắc nếu uống quá nhiều nước dừa: Vì xơ nang dẫn tới giảm nồng độ muối trong cơ thể. Trong khi nước dừa có thể chứa rất ít natri và quá nhiều kali, vì vậy nước dừa không phải là cách để tăng lượng muối đối với người bị xơ nang.

– Nước dừa rất giàu kali, nên những người bị tiểu đường, suy thận, đang uống các thuốc giữ kali cần hạn chế uống quá nhiều vì có thể gây tình trạng tăng kali huyết.

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ