Bình nóng lạnh là thiết bị cần thiết trong mỗi gia đình, đặc biệt là trong mùa đông lạnh giá. Trước khi tắm, bạn chỉ cần bật bình 15-20 phút là có nước nóng để sử dụng, rất tiện lợi.

Có một việc mà nhiều người không để ý khi sử dụng bình nóng lạnh là vệ sinh cho nó. Bình nóng lạnh cũng giống như ấm đun nước. Sau một thời gian sử dụng, bên trong bình sẽ đọng lại rất nhiều cặn bẩn. Nguyên nhân là do nước chứa các khoáng chất như canxi, sắt… Các ion kim loại này sẽ phản ứng với kim loại trong bình khi nhiệt độ tăng cao và đọng lại thành các kết tủa.

Cặn bẩn trong bình sẽ gây ra các vấn đề như tắc đường nước ra, giảm lượng nước trong bình, giảm hiệu quả đun nóng nước của bình… Với loại nước chứa nhiều khoáng chất, bề mặt kim loại của sợi đốt trong bình thậm chí có thể bị ăn mòn. Về lâu dài, bộ phận này có thể bị thủng, nứt vỡ, gây ra rò rỉ điện.

Vì vậy, vệ sinh bình nóng lạnh định kỳ là điều cần thiết mà các gia đình nên làm.

Trên thực tế, việc vệ sinh bình nóng lạnh cũng không quá phức tạp. Bạn chỉ cần hiểu cấu trúc của bình là có thể xả hết cặn bẩn bên trong ra ngoài.

Empty

Trên bình nóng lạnh có một văn xả cặn. Chỉ cần vặn nó ra, sục bình nóng lạnh là cặn bẩn sẽ đi ra ngoài theo đường này.

Xem thêm  5 nơi bẩn nhất trong nồi cơm điện và cách làm sạch chúng để cơm nấu ngon hơn và đỡ tốn điện hơn

Việc đầu tiên cần làm trước khi vệ sinh bình nóng lạnh là ngắt nguồn điện và khóa van cấp nước. Sau đó, xả toàn bộ nước nóng bên trong bình ra ngoài.

Tiếp theo, hãy lần lượt tháo ống cấp nước, đường dẫn nước ra và van an toàn.

ve-sinh-binh-nong-lanh-07

Khi nước trong bình được xả ra hết, bạn hãy vặn van xả cặn ra. Van này nằm ngay cạnh hai ống dẫn nước và vào. Lưu ý, vặn van xả cặn thật nhẹ nhàng vì van này thường gắn liền với thành magie (thanh tẩy cặn). Thanh này có chức năng bảo về các điểm không được phủ men trong bình nóng lạnh, ngăn chặn quá trình han rỉ xảy ra, giúp bảo vệ lõi bình không bị thủng trong quá trình sử dụng.

Sau đó, dùng ống nước cấp lắp vào vị trí đường ống dẫn nước ra. Mở khóa nguồn cấp nước ra để nước lạnh vào bên trong và làm sạch bình. Lúc này, nước bẩn sẽ đi ra từ van xả cặn.

ve-sinh-binh-nong-lanh-08

Sau khi sục rửa bình khoảng 1-2 phút, cặn bẩn bên trong sẽ trôi ra ngoài hết, bạn hãy khóa van nước lại, tháo đường ống cấp nước ra khỏi đường dẫn nước ra. Lần lượt lắp các đường ống nước lại như vị trí ban đầu.

Empty

Với thanh magie trong bình, trước khi lắp trở lại vị trí cũ, bạn nên rửa sạch nó. Nếu thanh magie bị ăn mòn trên 60% thì nên tiến hành thay mới. Nếu không được thay thế, magie sẽ kết hợp với các kim loại khác trong bình gây ra hiện tượng ăn mòn ruột bình.

Xem thêm  5 nơi bẩn nhất trong nồi cơm điện và cách làm sạch chúng để cơm nấu ngon hơn và đỡ tốn điện hơn

ve-sinh-binh-nong-lanh-05

Với phần vỏ ngoài của bình, bạn chỉ cần dùng khăn để lau sạch bụi bẩn là được. Có thể sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng để xịt lên các vết bẩn cứng đầu và lau chúng đi. Cuối cùng nên dùng khăn khô để lau lại cho bình thật khô ráo.

Mở van nước nóng để xả khí trong bình đồng thời mở van nước lạnh vào bình để nước được chảy ra ở cửa nóng. Nếu thấy nước đã chảy thành dòng và không còn bọt khí, bạn có thể đóng van nước nóng lại.

Sau đó, cắm điện cho bình nóng lạnh chạy bình thường. Có thể dùng bút thử điện để kiểm tra vỏ bình, vòi nước, nước để xem có tình trạng rò rỉ điện không. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra xem nhiệt độ nước có đạt yêu cầu không.

Một năm có thể vệ sinh bình 1-2 lần để đảm bảo thiết bị được sạch sẽ và hoạt động tốt.

Lưu ý, mỗi bình nóng lạnh sẽ có cấu tạo khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kỹ về cấu trúc của loại bình mà nhà mình đang sử dụng trước khi tiến hành vệ sinh để có thể tháo lắp dễ dàng, không làm ảnh hưởng đến thiết bị.

Tổng hợp: phunutoday.vn

https://phunutoday.vn/binh-nong-lanh-dung-lau-tich-day-can-ban-lam-theo-cach-nay-de-can-tu-troi-ra-het-khong-can-goi-tho-d348215.html

Nguồn: Xe và Thể thao 

https://xevathethao.vn/uncategorized/binh-nong-lanh-dung-lau-tich-day-can-ban-lam-theo-cach-nay-de-can-tu-troi-ra-het-khong-can-goi-tho.html

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ