Hành động kịp thời của người mẹ đã cứu con trai khỏi nguy hiểm chỉ trong gang tấc
Cho dù người lớn luôn để mắt đến trẻ nhỏ thì tai nạn trẻ hóc dị vật vẫn thường xuyên xảy ra. Khi trẻ bị hóc dị vật đường thở sẽ dẫn đến ngưng tim, ngưng thở. Trong vòng tối đa là 4 phút, oxy không thể lên não sẽ khiến em bé lâm vào cảnh thực vật và quá 10 phút sẽ không thể cứu chữa. Do đó, quan trọng nhất là khâu sơ cứu tại chỗ ban đầu và mỗi bậc phụ huynh đều phải có kiến thức cơ bản để kịp thời cứu con.
Khung cảnh rất bình thường, bé cầm 1 chai nước chơi trong khi mẹ quét sân phía trước nhà
Rất nhiều tai nạn hóc dị vật xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và điều đ.au lòng là trẻ gặp nạn ngay trong chính nhà mình. Mới đây mạng xã hội đã chia sẻ một đoạn clip khiến ai cũng rùng mình rồi thở phào trước sự việc xảy ra quá nhanh.
Đoạn camera giám sát cho thấy trước sân có một em bé khoảng 2,3 tuổi đang cầm một chai nước chơi. Đứng cách em không xa là người mẹ đang quét sân. Bé trai mặc đồ ấm, loay hoay mở nắp chai nước. Điều không ai ngờ là khi mở được, em bé đã tiện tay đưa luôn cả nắp chai nước vào miệng. Chỉ tích tắc sau đó, em bé khựng lại, tay đưa lên cổ.
Em bé cho nắp chai nước vào miệng sau khi mở được
Có lẽ nắp chai nước nhỏ đã chặn ngang đường thở của bé. Đứa trẻ hóc dị vật ú ớ không thể cầu cứu, chỉ có thể dùng tay cố gắng cho tay vào miệng lấy ra. May thay người mẹ lúc này đang quét sân và quay mặt về phía con, nếu lúc này chỉ ở xa hơn và quay lưng quét phía trước thì khó nói được điều gì xảy ra.
Bé ngắc ngứ liên tục lấy tay cho vào miệng khó chịu
Người mẹ thấy con có dấu hiệu bất thường lập tức buông chổi, chạy đến chỗ bé và ngay lập tức đỡ con cúi gập người, vỗ mạnh vào lưng. Chỉ sau vài cái vỗ mạnh, chiếc nắp đã rớt ra ngoài. Người mẹ cẩn thận nhặt lên và có lẽ sẽ đem bỏ ở một nơi mà con không thể thấy được. Chị dịu dàng bế con lên vỗ về, em bé bắt đầu tỉnh táo hơn và ném mạnh chiếc vỏ chai còn trên tay xuống đất.
Đoạn clip dài chưa đến 1 phút, thời gian từ khi em bé bị nắp chai lọt vào đường thở cho đến khi chiếc nắp rớt ra ngoài chỉ khoảng 10 giây, tức là sơ cứu của người mẹ cực kỳ hiệu quả và cực kỳ nhanh. Đây cũng là điều mà cư dân mạng hết lời khen ngợi chị. Bởi nhiều người khi chăm chú làm một việc gì đó thường có một khoảng lâu quên mất mọi thứ xung quanh. Chưa kể dù người mẹ đang đứng quét sân nhưng chỉ nhìn thấy cử động bất thường của con đã biết là hóc dị vật, cách sơ cứu cũng nhanh và chính xác, kịp thời cứu con trong gang tấc.
Nắp chai rớt ra ngoài
Khi em bé cầm chai nước chơi, ít người nghĩ đến trường hợp trẻ sẽ mở nắp và bỏ vào miệng. Cũng vậy, rất nhiều những vật nhỏ để khắp nhà mà không ai nghĩ có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tai nạn hóc dị vật, nghẹt thở là nguyên nhân phổ biến gây thương tích và t.ử vong ở trẻ nhỏ, chủ yếu do đường thở nhỏ của chúng dễ bị tắc nghẽn. Trẻ cần có thời gian để thành thạo khả năng nhai và nuốt thức ăn, và em be có thể không ho đủ mạnh để loại bỏ tắc nghẽn đường thở. Khi trẻ khám phá môi trường xung quanh, chúng cũng thường đưa các đồ vật vào miệng – điều này có thể dẫn đến việc trẻ càng nhỏ càng dễ bị hóc.
Thức ăn là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị sặc. Tuy nhiên, các đồ vật nhỏ và một số hành vi nhất định trong khi ăn – chẳng hạn như ăn khi bị phân tâm – cũng có thể khiến trẻ nhỏ bị nghẹn. Để ngăn ngừa trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ cần lưu ý:
– Thời điểm thích hợp cho trẻ ăn thức ăn đặc quá sớm. Việc cho bé làm quen với thức ăn rắn trước khi bé có kỹ năng nuốt chúng có thể dẫn đến việc trẻ bị sặc. Chờ cho đến khi bé được ít nhất 4 tháng tuổi mới cho bé ăn dặm.
– Những thức ăn nhỏ như xúc xích, khối thịt hoặc pho mát, nho, rau, hạt, quả hạch, bỏng ngô và kẹo cứng, … không phải là chọn an toàn. Các loại thực phẩm có nguy cơ cao khác bao gồm bơ đậu phộng, kẹo dẻo và kẹo cao su.
– Giám sát giờ ăn. Khi con lớn hơn, không cho phép trẻ chơi, đi bộ hoặc chạy trong khi ăn. Nhắc trẻ nhai và nuốt thức ăn của mình trước khi nói chuyện. Không để trẻ ném thức ăn lên không trung và ngậm vào miệng hoặc nhét một lượng lớn thức ăn vào miệng.
– Đánh giá cẩn thận đồ chơi của con bạn. Không cho phép em bé hoặc trẻ mới biết đi chơi với bóng bay cao su – thứ gây nguy hiểm khi chưa thổi phồng và bị vỡ – bóng nhỏ, viên bi, đồ chơi có chứa các bộ phận nhỏ hoặc đồ chơi dành cho trẻ lớn hơn. Tìm kiếm các hướng dẫn về độ tuổi khi mua đồ chơi và thường xuyên kiểm tra đồ chơi để đảm bảo chúng ở trong tình trạng tốt.
– Để các vật nguy hiểm xa tầm tay. Các đồ gia dụng phổ biến có thể gây nguy cơ nghẹt thở bao gồm tiền xu, pin cúc áo, xúc xắc và nắp bút.
– Để chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp, hãy tham gia một lớp học về hồi sinh tim phổi (CPR) và sơ cứu ngạt thở cho trẻ. Khuyến khích tất cả những người quan tâm đến sự an toàn của trẻ làm điều tương tự.
Tổng hợp : Webtretho