Rất nhiều thói quen hàng ngày của chúng ta đều bắt đầu từ thời thơ ấu. Cha mẹ tin rằng đó là điều tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nên sẽ khuyên con làm. Thế nhưng, một trong số những thói quen đó lại không tốt như chúng ta nghĩ.

Dưới đây là 7 thói quen mà hầu hết cha mẹ đều cho là lành mạnh, tốt cho sức khỏe trẻ nhưng thực tế lại gây hại rất nhiều.


1. Ngồi thẳng lưng

Trước giờ ai cũng nghĩ phải ngồi thẳng lưng mới tốt. Mẹ cũng nói với con như thế. Nhưng hóa ra, ngồi thẳng trên ghế không phải là ý tưởng tốt nhất. Các nghiên cứu cho thấy rằng vị trí thoải mái nhất mà chúng ta có được theo bản năng khi chúng ta ngả người ra sau ghế và trượt xuống một chút là vị trí lành mạnh nhất. Ở vị trí đó, chúng ta ngồi một góc 135° và nó sẽ giúp cột sống, cơ bắp và gân không phải chịu quá nhiều căng thẳng.

Ngồi thẳng lưng trong một thời gian dài, chúng ta có thể gặp phải tình trạng dịch chuyển đĩa đệm. Đây là lý do tại sao các chuyên gia khuyên rằng trẻ em ngồi trong một tư thế thoải mái có một số đồ hỗ trợ dưới lưng.

2. Sử dụng ba lô thay vì túi

Cha mẹ có thể đã nghe nói rằng nếu chúng ta mang ba lô trên lưng sẽ tốt hơn là đeo một chiếc túi lên vai. Nhưng hóa ra, nó không đơn giản như vậy. Để chắc chắn rằng một chiếc ba lô không gây hại cho lưng trẻ, nên có một tấm lưng chỉnh hình và cao hơn ít nhất 5 cm so với thắt lưng trẻ. Nếu không, mang ba lô thực sự có hại.

Mang ba lô sai cách có thể là nguyên nhân gây đau lưng và ảnh hưởng sự phát triển của cột sống làm cong vẹo hoặc gù cột sống lưng. Vì vậy, các chuyên gia không khuyên nên để quá nhiều vật làm nặng ba lô và cần chắc chắn rằng nó luôn ở đúng vị trí sau lưng

3. Thường xuyên sử dụng nước rửa tay

Việc sử dụng gel hoặc nước rửa tay thực sự có hại cho sức khỏe. Cụ thể, nó làm cho cơ chế phòng thủ của cơ thể và da chúng ta yếu hơn, đó có thể là một nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch.

Triclosan, một chất kháng khuẩn có trong gel hoặc nước rửa tay làm tăng sức đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh và có thể là một yếu tố hỗ trợ sự phát triển của siêu vi khuẩn. Bên cạnh đó, các dung dịch rửa tay này không chỉ tiêu diệt vi khuẩn xấu mà còn tiêu diệt luôn các vi khuẩn có lợi trên tay, do đó, một lần nữa, sự bảo vệ của cơ thể trở nên yếu hơn. Đã có trường hợp những sản phẩm này còn gây tác hại ngay sau khi dùng như gây kích ứng da và ngộ độc. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé, cha mẹ nên khuyên bé nên dùng xà phòng và nước để thay thế những sản phẩm nước rửa tay.

4. Đánh răng sau mỗi bữa ăn và sử dụng nước súc miệng

Đánh răng sau mỗi bữa ăn không phải là một thói quen tốt bởi vì nếu trẻ thường xuyên dùng kem đánh răng, nó sẽ phá vỡ sự cân bằng axit trong khoang miệng và phá hủy men răng. Nước bọt được cho là có vai trò tự nhiên trong việc làm sạch miệng và hỗ trợ sự cân bằng.

Điều tương tự cũng xảy ra nếu trẻ dùng nước súc miệng, nó ảnh hưởng tiêu cực đến màng nhầy trong miệng, đặc biệt là ở trẻ em.

Điều cha mẹ nên hướng dẫn bé làm là dùng chỉ nha khoa để giúp giữ sạch miệng và làm mới hơi thở.

5. Uống sữa

Sữa là thức uống quen thuộc trong tuổi thơ của chúng ta và nó được xem là một sản phẩm phục hồi sự thiếu hụt canxi trong cơ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy điều ngược lại. Casein, protein có trong sữa, làm tăng độ axit trong dạ dày và để ngăn ngừa tình trạng này, cơ thể được bổ sung các khoáng chất, bao gồm cả canxi. Và nếu bạn thiếu canxi, bạn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Đến 10-11 tuổi, trẻ ngừng phát triển quá trình lên men hòa tan casein, vì vậy trẻ không còn nhận được nguồn lợi ích từ sữa. Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên hạn chế cho trẻ uống sữa.

6. Tham gia nhiều hoạt động ngoài trường học

Việc tham gia các hoạt động ngoài trường học là rất tốt để trẻ phát triển mạnh mẽ về cả thể chất, cảm xúc lẫn trí não. Thế nhưng, nếu việc học của con quá kín mà còn tham gia thêm nhiều hoạt động khác có thể dẫn đến sự căng thẳng. Căng thẳnggây ra sự thay đổi nội tiết tố, từ đó có thể gây suy yếu hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe khác.

Dĩ nhiên, không có gì xấu nếu trẻ cảm thấy nhàm chãn và không muốn tham gia khi bé quá tải. Đó là trạngtrạng thái cần thiết cho sự phát triển đúng đắn về mặt tâm lý trẻ, nó cho phép bộ não tái tạo sức sống.

7. Cắt móng tay rất ngắn

Nhiều người tin rằng, cắt móng tay ngắn sẽ giúp trẻ giữ vệ sinh cho tay thật sạch sẽ. Tuy nhiên, các chuyên gia về da lại cho rằng, cắt móng tay quá ngắn có nguy cơ rất lớnlấy nhiễm vi khuẩn vào dưới móng tay. Ngoài ra, nếu móng tay quá ngắn, đầu ngón tay sẽ to hơn và móng có thể mọc ngược bên trong.

Vì vậy, khi cắt móng tay cho con, cha mẹ chú ý không cắt quá sát, để lại một cạnh nhỏ màu trắng, giữ cho các đường thẳng khi cắt và xem để đảm bảo chúng không bị mọc ngược.

Nguồn: Brightside