Chọn mua tôm ngon

Khi mua tôm, bạn nên chọn những loại tôm còn bơi khỏe, vỏ trong, trơn bóng, đầu và thân dính chặt, râu càng còn nguyên vẹn, đầu và chân không bị đen. Với những con tôm to, bạn có thể ấn tay vào thân tôm để kiểm tra độ chắc của tôm. Không mua những con tôm bị mềm, đầu và chân rụng khỏi thân.

  

Sơ chế tôm

Tôm mua về cần được sơ chế luôn để đảm bảo độ tươi ngon.

Với tôm nhỏ, bạn có thể cắt bớt phần râu dài để cho con tôm được gọn, dễ bảo quản hơn.

Với các loại tôm to, hãy dùng kéo cắt vát chéo ở trên đầu để loại bỏ hệ tiêu hóa cũng như rút phần chỉ đen ở lưng tôm. Ngoài ra, bạn cũng có thể rạch một đường nhỏ ở lưng tôm để lấy phần chỉ đen. Có rất nhiều cách để lấy túi chất thải và chỉ lưng của tôm, bạn có thể lựa chọn cách mà mình cảm thấy dễ thực hiện nhất.

Để bảo quản tôm được lâu, việc lấy phần chất thải ở phần đầu và chỉ lưng (ruột) của tôm là điều cần thiết. Đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn cũng như các chất có hại, không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, khi cấp đông, phần vỏ tôm khá cứng nên quá trình đông sẽ diễn ra lâu hơn. Trong khi đó, quá trình tiêu hủy enzyme trong hệ tiêu hóa và đường ruột của tôm vẫn diễn ra. Điều này khiến tôm dễ bị đen đầu và có mùi tanh. Nên khi sơ chế, bạn cần loại bỏ hết phần này.

Sau khi đã sơ chế, bạn hãy đem tôm rửa lại với nước sạch và để ráo hoặc dùng khăn giấy thấm khô nước trên con tôm.

Bảo quản tôm

Ướp tôm với một chút bia lạnh hoặc rượu trắng, thêm một chút đường. Đảo đều cho các loại gia vị bao phủ toàn bộ con tôm. Rượu và bia đều có nồng độ cồn nhất định, có tác dụng khử trùng và khử mùi tanh của tôm. Trong khi đó, đường sẽ giúp giữ nước cho con tôm, làm tôm mềm, ngọt thịt chứ không bị khô bở khi bảo quản lạnh. Đường cũng không bị hòa tan trong môi trường nhiệt độ thấp nên có thể giữ cho tôm không bị dính hay đóng cục với nhau trong quá trình cấp đông.

Chia tôm vào các hộp nhỏ với lượng vừa đủ dùng cho một bữa ăn. Đậy kín nắp hộp và bỏ vào ngăn đá tủ lạnh. Nếu không có hộp, bạn có thể cho tôm vào các túi đựng thực phẩm, ép hết không khí bên trong ra và buộc chắt miệng túi.

Không nên bảo quản tất cả chỗ tôm đã mua trong cùng một hộp khiến việc rã đông cho từng lần nấu gặp khó khăn, mất thời gian, phần tôm đã rã đông nhưng chưa nấu đến cũng bị ảnh hưởng về chất lượng.

Khi cần chế biến, bạn hãy lấy tôm từ ngăn đông để sang ngăn mát trước vài tiếng hoặc để từ đêm hôm trước để tôm tan đá từ từ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số cách bảo quản tôm khác dưới đây:

Tôm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, được nhiều người yêu thích. Nhiều bà nội trợ có thói quen mua một lượng tôm lớn về bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Việc bảo quản tôm trong tủ lạnh không khó, tuy nhiên nếu không làm đúng cách, tôm sẽ bị giảm chất lượng, mất đi độ ngon ngọt tự nhiên, thịt bị bở.

Để bảo quản tôm, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây.

Bảo quản tôm bằng bia

Tôm mua về rửa sạch. Bạn có thể cắt bớt phần râu dài, lấy chỉ đen ở lưng tôm. Ngoài ra, bạn có thể cắt riêng phần đầu và lột vỏ. Phần đầu và phần vỏ tôm đừng bỏ đi. Hãy chữ chúng lại và cất vào hộp riêng, dùng để nấu nước dùng cho các món ăn sẽ rất ngon.

Cho tôm vào thay rồi đổ bia vào để rửa sạch tôm. Sau khi rửa tôm bằng bia, hãy vớt tôm ra và dùng khăn hoặc vải để thấm toàn bộ nước trên con tôm. Để tôm thật ráo nước rồi cho vào hộp vào bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh.

Nên chia tôm thành các phần vừa đủ dùng cho một bữa rồi mới bảo quản trong tủ lạnh. Làm như thế, khi rã đông bạn chỉ cần lấy một hộp tôm ra là được, không làm ảnh hưởng đến phần tôm còn lại.

Bảo quản tôm trong túi zip hoặc túi nilon

Tôm mua về cắt bớt phần râu dài, không cần rửa mà chỉ cần để ráo nước. Chi tôm thành các phần vừa đủ cho một bữa ăn và cho vào từng túi zip hoặc túi nilon. Ép hết không khí bên trong túi ra và buộc chặt miệng túi. Nếu có túi hút chân không thì bạn có thể sử dụng loại này để bảo quản tôm.

Cho các túi tôm vào ngăn đá để bảo quản. Khi cần dùng thì lấy một túi ra để rã đông.

Bảo quản tôm bằng muối

Ngoài cách bảo quản tôm bằng đường, bạn có thể bảo quản tôm bằng muối.

Đầu tiên các bà nội trợ vẫn cần rửa sạch tôm, sau đó cho tôm vào hộp đựng thực phẩm rồi cho khoảng 1 đến 2 thìa muối vào. Tiếp theo, đóng nắp hộp lại và lắc đều để muối thấm vào tôm rồi cho tôm vào ngăn đá bảo quản như bình thường.

Chỉ cần cho tôm vào hộp, bỏ thêm một chút muối rồi đậy nắp. Lắc đều để muối hạt bám vào con tôm. Cho tôm vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản. 

Bảo quản tôm theo cách này có thể sử dụng được trong khoảng 2 tuần nhưng không nên để quá lâu vì muối sẽ ảnh hưởng đến vị của tôm.

Cấp đông với nước

Trước khi cho tôm vào bảo quản, mọi người cần rửa sạch tôm và chia tôm thành từng phần nhỏ, đủ cho một bữa ăn. Làm như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc lấy tôm ra để chế biến.

Tiếp đó cho tôm vào hộp đựng thực phẩm, đổ nước vào, đóng nắp lại sau đó cho vào ngăn đá của tủ lạnh để bảo quản.

Bảo quản theo cách này, tôm sẽ dần được cấp đông, tránh tình trạng tôm bị đông bất ngờ khiến tôm bị đen và không còn tươi ngon khi cấp đông lâu. Cách làm này sẽ kéo dài độ tươi ngon của tôm lên đến vài tháng và cũng không sợ tủ lạnh có mùi tanh.

Bảo quản với đá lạnh

Cách bảo quản tôm với đá lạnh rất đơn giản. Sau khi rửa sạch tôm, mọi người cho tôm vào hộp đựng thực phẩm, tiếp đó cho thêm một vài viên đá lạnh vào và đóng nắp lại rồi cho vào ngăn đá để bảo quản.

Tôm bảo quản theo cách này có thể kéo dài thời gian sử dụng lên đến 1 tháng.

Bảo quản tôm bằng chai nhựa

Tôm mua về cũng cắt bớt phần râu. Cho tôm vào chai nước khoáng rỗng. Một chai 500ml bạn có thể bỏ được khoảng 10-20 con tôm tùy kích thước. Chỉ nên chọn loại chai đựng được số lượng tôm vừa đủ cho một bữa ăn để khi rã đông sẽ nhanh và tiện lợi hơn.

Sau khi đã bỏ tôm vào chai, hãy đổ đầy nước vào bên trong và vặn nắp, đem đi cấp đông. Cách này có thể giữ cho tôm tươi ngon cả năm. Khi rã đông, bạn chỉ cần xả nước trực tiếp vào chai để đá tách ra khỏi thân chai. Sau đó, dùng dao hoặc kéo cắt bỏ phần vỏ chai nhựa để lấy tôm ra. Để cho đá tan hết là có thể lấy tôm ra để chế biến.

Bảo quản nõn tôm

Cách bảo quản nõn tôm rất đơn giản. Trước tiên cần rửa sạch và bỏ đi phần đầu, phần vỏ của tôm. Tiếp đó xả nước lại một lần nữa để làm sạch nõn tôm rồi cho vào rổ và để ráo nước.

Cuối cùng chỉ cần cho nõn tôm vào giấy bạc, bọc kín và để vào ngăn đá để bảo quản. Nõn tôm bảo quản theo cách này sẽ để được khoảng 1 tháng.