Các bà mẹ sinh thường thì có sự lựa chọn đa dạng hơn, có thể uống sữa, các loại sinh tố, cháo thịt, cháo móng giò… Đối với các mẹ bị rạch tầng sinh môn, nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 khẩu phần ăn/ ngày trong những ngày đầu sau sinh, dần dần có thể ăn chế độ bình thường.

Khoảng thời gian sau khi sinh, các mẹ cần được bồi bổ dưỡng chất cần thiết, duy trì ăn uống nghỉ ngơi để lấy lại sức. Bên cạnh đó, thực đơn dành cho bà đẻ cần được chú ý để có thể cung cấp chất đinh dưỡng đầy đủ giúp sữa về nhiều và chất lượng để tốt cho vé hơn.

Theo như các chuyên gia dinh dưỡng thì bữa cơm dành cho chị em ở cữ cần phải đầy đủ chất đạm, chất xơ và vitamin. Các món ăn được kết hợp với nhau để đảm bảo chất dinh dưỡng, ngoài ra hãy bổ sung thực phẩm lợi sữa như chân giò, thịt nạc, thịt bò, rau ngót, mướp đắng nhồi thị và các loại hản sản. Ngoài ra nên ăn tráng miệng bằng thăng long, dứa hoặc ăn thêm hộp sữa chua.

Một điều mà các ông chồng yêu dấu cần nhớ khi chuẩn bị mâm cơm ở cữ cho vợ chính là thức ăn phải mềm, ấm nóng, dễ tiêu hóa không ăn đồ nguội tanh. Đối với các mẹ sinh m/ổ chưa đánh hơi được (dấu hiệu thông ruột) thì chỉ ăn cháo loãng còn những ăn khó tiêu hay thực phẩm lên men sẽ không tốt cho vết /mổ và khiến mẹ thêm khó chịu.

Khi đường ruột phục hồi, có thể đi đại tiện bình thường thì lại ăn uống theo chế độ thông thường. Các mẹ sinh thường thì chế độ ăn đa dạng hơn, có thể ăn cháo móng giò, cháo cá chép, sữa thịt bằm… Hôm sau thì ăn cơm trắng với các món ăn nhiều dưỡng chất.

Mẹ nào bị rạch tầng sinh môn thì nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 khẩu phần ăn/ngày những những ngày đầu sau sinh. Dần dần thì chuyển về chế độ bình thường để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Còn đây là những thực đơn được tổng hợp cho các bà mẹ sau sinh đang trong thời gian “ở cữ”:

1. Mâm cơm lợi sữa – Móng giò nấu đu đủ xanh, thịt nhồi mướp đắng hấp, tôm đồng rang và cơm trắng.

2. Mâm cơm giàu vitamin A – Thịt thăn rim nghệ với tôm, canh thịt viên nấu đu đủ xanh, củ cải trắng luộc, cơm trắng và sữa chua.

3. Mâm cơm lành tính – Tôm đồng rang, trứng gà ta luộc, mướp nấu gạch tôm, cơm trắng.

4. Mâm cơm thanh nhiệt, giải độc – Thịt thăn rim, canh rau ngót nấu thịt nạc viên, rau bí xào thịt bò, cơm trắng và thanh long đỏ.

5. Mâm cơm tăng cường sắt – Thịt bò xào mướp, củ cải kho thịt, canh rau ngót nấu thịt băm và cơm trắng.

6. Mâm cơm tăng chất lượng sữa – Tôm rang, giá xào thịt bò, canh rau luộc và cơm trắng.

7. Mâm cơm giàu protein – Chim bồ câu quay mật ong, rau bí xào tỏi, nước rau bí luộc và cơm trắng.

8. Mâm cơm nhuận tràng – Thịt nạc heo luộc, trứng gà luộc, canh mùng tơi nấu tôm khô.

9. Gà rang gừng, canh bí nấu mọc viên, tôm đồng rang, cơm trắng và dứa.

10. Tràng trứng non xào lặc lè, chả lá lốt, bí xanh luộc, nước canh và cơm trắng.

11. Thịt gà rang gừng, đỗ quả xào, thịt băm nấu canh chua và cơm trắng.

12. Nem rán, thịt nhồi mướp đắng hấp, lặc lè luộc, nước canh và cơm trắng.

13. Chả lá lốt chiên, ruốc thăn, trứng gà ta luộc, bí xanh luộc, nước canh bí và cơm trắng.

14. Tôm rang, lặc lè xào thịt bò, canh rau ngót nấu thịt và cơm trắng.

15. Canh sườn hầm rau củ, ruốc thịt heo, rau bắp cải luộc, cơm trắng.

16. Canh rau ngót hầm sườn, thịt nạc rim, tim lợn hấp, khoai lang tím hấp, bí xanh luộc.

17. Tôm bóc nõn rim, trứng hấp thịt, canh rau ngót nấu thịt bằm, đậu cove luộc

18. Tim lợn rim nước mắm, canh mùng tơi nấu thịt bằm, đậu bắp luộc, trứng gà ta hấp

19. Bí ngô non xào thịt bò, thịt chân giò luộc, canh mùng tơi.

20. Canh sườn dê non hầm rau củ quả, đùi gà hấp, cơm trắng.

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ