Quan điểm nuôi con khác nhau giữa các thế hệ cha mẹ và ông bà xưa ngày nay càng một rõ ràng hơn. Ông bà cho rằng mình có kinh nghiệm. Tuy nhiên các phụ huynh trẻ hiện đại lại luôn cảm thấy suy nghĩ của thế hệ cũ không phù hợp với xã hội hiện tại, vì vậy những mâu thuẫn như vậy thường xảy ra.
Chị Lỗ (người Trung Quốc) mới đây vì bận rộn công việc nên phải gửi con về cho bà nội trông giúp một tháng. Tuy nhiên đến khi hết tháng về quê đón con, bà mẹ trẻ gần như không thể nhận ra con gái mình.
Mẹ chồng chị Lỗ – bà Trương vốn hay than thở với họ hàng làng xóm rằng con dâu không biết nuôi con, để đứa trẻ còi cọc, ăn uống mỗi ngày tự bốc hoặc cầm thìa tự xúc ăn, thấy con không ăn nữa là bỏ. Khiến bà vô cùng xót cháu. Đến khi được dịp chăm cháu, bà liền tự tay thể hiện, ngày nào cũng cho cháu ăn 4-5 bữa. Đặc biệt, để cháu chịu khó ăn hơn, bà thường xuyên cho cháu vừa ăn vừa xem tivi, đi rong khắp xóm. Cứ thế, cả bữa cô bé có thể ăn thun thút hết một bát tô.
Nhìn cô con gái xinh xắn ngày nào giờ tăng cân đến nỗi mặt phù ra, hai má đầy mỡ, mắt như một sợi chỉ siết chặt và cánh tay thì chia ra làm từng khúc tựa cây giò – chị Lỗ vô cùng tức giận nhưng bà Trương lại tự hào vì ai cứ sang thăm lại khen “Bà nuôi khéo hơn mẹ”.
Mâu thuẫn chăm con giữa mẹ chồng nàng dâu chỉ được hoá giải khi chị Lỗ cùng bà Trương đưa đứa trẻ đi khám và nhận được cái lắc đầu nhăn mặt của bác sĩ:
“Thừa cân quá nhiều! Béo phì sẽ làm cho trẻ nặng nề nên phản xạ kém, biến dạng xương chân, khó thở, gia tăng nguy cơ bị mắc các bệnh như gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, đái tháo đường type 2.
Trẻ béo phì thường dậy thì sớm nên sẽ làm kìm hãm sự tăng trưởng chiều cao của trẻ khi trưởng thành. về mặt sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống và giảm tuổi thọ nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, về ngoại hình cũng sẽ khiến bé tự tin khi giao tiếp với bạn bè”, bác sĩ cảnh báo.
Chị Lỗ khi này đã phải quyết định nghỉ việc để ở nhà giúp con giảm cân và thay đổi lại cách ăn uống trước những nguy cơ béo phì tương lai.
Những nguy hại khi trẻ bị béo phì
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, gây tổn hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể như:
Khung xương: Với cân nặng quá mức sẽ tăng gánh nặng lên bộ xương của đứa trẻ béo phì, từ đó dễ dẫn đến biến dạng các chi dưới và cần có sự chỉnh hình. Ngoài ra do trọng lượng cơ thể tăng sức đè lên các khớp ở vùng lưng, đầu gối,… làm cho các khớp nhanh lão hóa.
Hệ tim mạch: Béo phì làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, hẹp tắc động mạch chi.
Hệ hô hấp: Một trong những hội chứng dễ gặp khi bị béo phì đó là bệnh ngừng thở khi ngủ, một biến chứng rất nguy hiểm.
Làm thế nào để trẻ không bị béo phì
Điều cần thiết là phải điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Nguyên tắc chính để điều trị thừa cân béo phì ở trẻ em là điều chỉnh chế độ ăn kết hợp với hoạt động thể lực. Nên hạn chế các loại bánh kẹo, đường, mật, sữa đặc có đường, sữa béo nhưng có thể uống sữa gầy (sữa bột tách bơ).
Khi chế biến thức ăn nên làm các món hấp, luộc, hạn chế món quay, xào, rán. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt. Cần có chế độ ăn điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói, ăn nhiều vào buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Đồng thời, cha mẹ cần khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục thể thao như chạy, bơi, nhảy dây, đi bộ… hạn chế xem tivi, chơi điện tử. Cần lưu ý, thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ và thời gian hoạt động của trẻ.
Hệ nội tiết, chuyển hóa: Tình trạng kém dung nạp glucose, kháng insulin, nặng hơn là bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng acid uric gây bệnh gút.
Tâm sinh lý: Trẻ mắc bệnh béo phì sẽ dễ mắc trầm cảm, tự ti, khó hòa nhập cộng đồng.
Trẻ béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: ung thư thực quản, trực tràng, vú…