Giáo viên gửi hình ảnh bé trai ngủ gật trong lớp để nhắc nhớ phụ huynh nhưng sau đó phải rối rít xin lỗi vì hành động bộp chộp của mình.

Chuyện trao đổi vấn đề học hành của các bé trong các nhóm chat là bình thường. Thông qua đó, bố mẹ có thể nắm được tình hình học tập của con em mình. Nhưng mọi chuyện có lẽ không đáng bàn nếu không xảy ra chuyện giáo viên gửi ảnh bé trai ngủ gật trong lớp chỉ trích bố mẹ khi chưa biết rõ ngọn ngành.

Đừng tạo cho trẻ quá nhiều áp lực – Ảnh minh họa: lsyt

Theo đó, cô giáo đã gửi hình ảnh một bé trai nằm gục trên bàn trong khi các bé khác chăm chú nghe cô giảng bài.

Người ngủ gật là bé Nam Nam (bút danh). Ngay dưới hình ảnh, cô giáo để lại tin nhắn: “Cha mẹ Nam Nam xem nè, con trai của anh chị có xem đây là lớp học nữa không? Nếu muốn ngủ, bố mẹ hãy đưa con trai về nhà mà ngủ”.

Cha của Nam Nam liền nổi giận sau khi đọc lời nhắn của cô giáo và thấy rằng cô giáo quá bộp chộp khi nhận xét bừa bãi như thế.

Hóa ra, hôm cuối tuần mẹ Nam Nam bị bệnh và sốt cao trong khi người bố lại đi công tác xa. Vì vậy ông bố không thể kịp về chăm sóc cho mẹ Nam Nam. Vì vậy, cậu bé đã thay bố chăm mẹ. Sau giờ tan học, Nam Nam đã nấu cháu, chăm sóc cho mẹ. Sau khi chăm mẹ, cậu bé mới bắt đầu làm bài tập về nhà. Lúc hoàn thành đã 11 giờ đêm.

Sáng thứ hai, cậu bé phải dậy sớm để chăm mẹ trước khi đến trường. Do thiếu ngủ nên Nam Nam đã thiếp ngủ trong lớp trong khi các bạn vẫn say sưa nghe cô giảng bài.

Cha Nam Nam nghĩ rằng là một người giáo viên, cô nên hỏi gì những xảy ra với học sinh của mình thay vì gửi ảnh học sinh ngủ gật trong lớp học để khiến cha mẹ và đứa trẻ cảm thấy xấu hổ.

Ảnh minh họa: k.sina

Mặc dù rất tức giận nhưng bố Nam Nam nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh để nhắn cho giáo viên vài lời cũng như giải thích rõ mọi chuyện. Cha Nam Nam viết: “Đầu tiên tôi muốn xin lỗi cô giáo vì Nam Nam ngủ trong lớp là sai nhưng lý do là do tôi không có ở nhà. Thằng bé còn quá nhỏ để chịu trách nhiệm gia đình. Tôi đảm bảo chuyện con trai ngủ gật ở lớp sẽ không xảy ra nữa.”

Sau khi hiểu rõ mọi chuyện, cô giáo ríu rít gửi lời xin lỗi đến phụ huynh em Nam Nam khi vội vàng phán xét dù chưa biết nguyên nhân là gì.

Rất đông phụ huynh đã dành lời khen cho cậu bé Nam Nam bên cạnh một số lời góp ý trước hành động thiếu tinh tế của cô giáo gửi ảnh bé trai ngủ gật trong lớp.

“Nam Nam tuy còn nhỏ nhưng rất hiểu chuyện. Thằng bé nhỏ tuổi hơn các con của tôi”.

“Tôi nghĩ các con ở nhà tôi phải học tập nhiều ở cậu bé này”.

“Giá mà cô giáo biết mọi chuyện chắc sẽ không chỉ trích khi thấy bé ngủ gật trong lớp”.

Cô giáo cũng nhắn đến phụ huynh rằng: “Tốt hơn là không để chuyện này xảy nữa. Nếu gia đình có chuyện, bé có thể xin nghỉ. Đừng để các con đến trường trong tình trạng kiệt sức. Sau tất cả, nhà trường vẫn là nơi để học. Tôi chúc mẹ Nam Nam sẽ hồi phục nhanh chóng”.

Trẻ mắc lỗi hay ngủ gật ở lớp vốn không phải chuyện hiếm gặp. Nhưng xét ở đây, cách hành xử của giáo viên không phù hợp khi gửi ảnh lên nhóm chat của phụ huynh.

Thứ nhất, nhóm chat là nơi để giáo viên có thể kịp thời cập nhật những thông báo đến phụ huynh. Đó không phải là nơi để cha mẹ biết tất tần tật những lỗi trẻ mắc phải ở trường để trừng phạt chúng.

Thứ hai, giáo viên không hỏi nguyên nhân khiến trẻ ngủ gục trong lớp nhưng lại vội vàng gửi ảnh khiến trách, yêu cầu cha mẹ dạy dỗ lại con. Điều đó cũng cho thấy giáo viên có phần thiếu tinh tế và không giúp trẻ giải quyết vấn đề tốt hơn.

Thứ ba, hành vi này của giáo viên thực sự có thể làm tổn thương lòng tự trọng cho dù là đứa trẻ hay cha mẹ.

Trẻ ngủ gật trong lớp có thể vì nhiều lý do khác. Giáo viên nên tìm hiểu để có thể giao tiếp tích cực với cha mẹ bé thay vì gửi ảnh lên nhóm có nhiều phụ huynh.

Đối với nhiều phụ huynh khác, khi thấy giáo viên gửi ảnh con trai ngủ gật ở lớp liền cho rằng con lười biếng. Cha mẹ cũng nên xem lại nguyên nhân có nằm ở mình hay không.

Bất kể cha mẹ nào cũng mong con học hành giỏi giang. Nhưng đừng vì kỳ vọng lớn lao của mình mà tạo quá nhiều áp lực cho con. Thay vào đó nên biết cách an ủi và động viên con. Cha mẹ cũng nên suy nghĩ vấn đề từ góc nhìn của trẻ. Đồng thời, khi dạy con học hành, cha mẹ không thể chỉ nhìn vào điểm số. Điểm số cũng quan trọng, nhưng không phải tất cả. Bên cạnh việc hướng dẫn con làm bài, cha mẹ nên chơi cùng trẻ, giúp con thư giãn để giải tỏa áp lực, căng thẳng học hành.

Tổng hợp : Webtretho

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ