Hôm nọ đi khám tổng quát thì bác sỹ kêu đường huyết cao, có nguy cơ bị tiểu đường. Mà nó còn chưa tới 30, em về tìm hiểu thử thì bị tiểu đường hầu như là vì thói quen ăn linh tinh. Trong khi đó, ngoài trà sữa là đồ ăn ngọt, nhiều đường thì mọi thứ rất khoa học. Con bé cũng bảo với em, có khi nào tại trà sữa không.
Đúng là khổ mà, em không bảo các mẹ bỏ hoàn toàn nhưng lâu lâu uống thì không sao chứ uống thường xuyên, ngày nào cũng uống, tuần nào cũng uống thế thì hại sức khỏe lắm. Hơn nữa, lượng đường trong trà sữa cao còn gây đủ thứ bệnh nữa chứ có bổ béo gì đâu.
Khoa học nghiên cứu về lượng đường trong trà sữa
Các chuyên gia tại TT công nghệ Việt – Đức (Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP. HCM) đã tiến hành thử nghiệm với 5 ly trà sữa, cả thương hiệu có tiếng và bình dân. Các ly đều mua cùng thời điểm và không có đá. Kết quả cho thấy:
+ Ly 1: trà sữa bình dân loại 1 có thể tích 250ml có lượng đường là 39,3g.
+ Ly 2: 250ml trà sữa bình dân loại 2 chứa 65,6g đường.
+ Ly 3: Trà sữa thương hiệu nổi tiếng có thể tích 500ml với lượng đường là 58,1g (tương đương với khoảng 29,5g/250ml).
+ Ly 4: Tra sữa có thương hiệu nổi tiếng với thể tích 500ml có hàm lượng đường là 72,9g, tương đương với 36,45g/250ml.
+ Ly 3: Trà sữa bình dân loại 3 có thể tích 250ml chứa 50,9g đường.
Sau khi tiến hành thử nghiệm, Ths.Trần Thị Thu Hương (Trưởng bộ môn khoa Ẩm thực, trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP. HCM) cho biết, hàm lượng đường trong trà sữa dao động từ 11,62 – 26,24%. Con số này tương đương với số lượng đường trong các loại nước ngọt có gas.
Theo bảng chỉ số đường huyết (GI) và tải đường huyết (GL) của các loại thực phẩm cho thấy, nước ngọt có gas có chỉ số cao với GI = 63 và GL = 25,2. Ths Hương cho biết, đây là nhóm thực phẩm nên hạn chế ăn, đặc biệt có hại với người bị tiểu đường. Như vậy, trà sữa cũng tương tự như nước ngọt có gas, có lượng đường cao nên hạn chế uống càng ít càng tốt.
Đường trong trà sữa trân châu gấp 4 lần nước tăng lực
Các nhà khoa học tại trường cao đẳng Bách Khoa Temasek Singapore đã tiến hành nghiên cứu với 6 loại trà sữa thuộc 6 thương hiệu nổi tiếng khác nhau. Kết quả cho thấy, các loại trà sữa đều chứa hàm lượng đường lớn. Chẳng hạn, 1 cốc trà sữa đường nâu chứa tới 92,5g đường, 1 cốc trà sữa trân châu có thể tích 500ml có chứa tới 102,5g đường gấp 4 lần với nước tăng lực (55g/250ml) đang được bán trên thị trường và gấp 3 lần lon coca.
Trong khi đó, WHO khuyến cáo, một người trường thành mỗi ngày không được ăn quá 50g đường. Như vậy, 1 cốc trà sữa đã cung cấp quá lượng đường cho phép.
Siti Saifa – Giảng viên của Trường Cao đẳng Bách khoa Temasek cho biết, ngay cả khi chúng ta giảm lượng đường xuống còn 1 nửa hay 1 phần thì số lượng này vẫn nhiều hơn con số chúng ta được phép sử dụng trong ngày. Đó là chưa kể các loại topping, trân châu… được người tiêu dùng cho thêm vào cốc trà sữa.
Ngoài đường, trong trà sữa còn có các loại phẩm màu, hương liệu tổng hợp, chất béo… đều đặc biệt gây hại tới gan, thận, tim…
Đường trong trà sữa hại sức khỏe thế nào?
Theo BS. Đỗ Thị Ngọc Diệp (PCT Hội dinh dưỡng Việt Nam) cho biết, việc đưa một lượng lớn đường vào cơ thể gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe như:
+ Thừa cân, béo phì
+ Thay đổi môi trường vi khuẩn bình thường trong đường ruột
+ Tăng nguy cơ loãng xương do lượng đường trong cơ thể sẽ đẩy canxi ra khỏi xương
+ Rối loạn mỡ máu
+ Các vấn đề răng miệng
+ Tiểu đường