Nhiều phụ huynh thường chỉ trích việc trẻ con, và cả người lớn cứ ôm điện thoại suốt ngày, nhưng mà các mẹ thử nghĩ xem, chính bản thân chúng ta cũng 1 phút không thể rời xa chiếc điện thoại thông minh thì sao có thể can ngăn con đây?
Hôm rồi nhóm bạn cấp 2 của em rủ nhau đi chơi các mẹ ạ, mà cũng lâu không gặp nên em vô cùng hồ hởi. Mà các mẹ biết sao không, chào hỏi được vài câu là ai cũng bắt đầu cắm mặt vào điện thoại, người đỡ nhất là con bạn thân của em thì còn ngồi tán chuyện 1 chút, nhưng thỉnh thoảng cũng lấy máy ra quẹt quẹt vài cái. Em đến nản và thề không bao giờ đi uống nước kiểu đó nữa đâu các mẹ. Chẳng thế mà từ đứa con nít cho đến người lớn đều bị chi phối bởi điện thoại, có đứa trẻ đã phát điên thế mà nhiều người vẫn chưa tỉnh ra đâu các mẹ ạ.
Ngày nay, trẻ em được cha mẹ cho phép sử dụng điện thoại thông minh vì nhu cầu liên lạc, giao tiếp khá nhiều
Câu chuyện đau lòng xảy ra với cậu bé Xiao Zhao, 13 tuổi, sống tại Chiết Giang (Trung Quốc). Do bố mẹ của Xiao Zhao bận rộn công việc không có thời gian dành cho con, nên đã mua tặng cậu bé 1 chiếc điện thoại. Kể từ ngày có điện thoại, Xiao Zhao thường chơi game cho đến khuya. Bỗng một ngày cha mẹ cậu bé nhận được thông báo khẩn cấp ở trường học nói rằng Xiao Zhao gần như phát điên phát dại, cậu bé liên tục đập đầu vào tường, thầy cô và bạn bè không thể ngăn cản được.
Bác sĩ Trần Văn Bân đang điều trị cho 1 ca mắc bệnh viêm não tự miễn
Khi bố mẹ của em đến trường thì tình hình thậm chí càng tồi tệ hơn. Cơ thể của cậu bé gần như tê liệt, đứng không vững, không có phản ứng khi được gọi tên, gương mặt liên tục co giật. Ngay lập Xiao Zhao được đưa vào viện nhập viện. Sau 28 ngày ở bệnh viện địa phương, tình trạng của Xiao Zhao không có chút chuyển biến nào, thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Xiao Zhao giống như đứa trẻ 2, 3 tuổi, không thể nói chuyện, không thể đi lại và không thể tự chăm sóc bản thân. Từ Khoa nhi đến Khoa thần kinh, rồi lại đến Khoa thấp khớp, bố mẹ cậu bé tuyệt vọng trong nước mắt, chỉ đến khi được người quen tư vấn đến Khoa lão hóa, bệnh của cậu bé mới được tìm ra.
Một cô bé 2 tuổi ở Thái Lanphải đi phẫu thuật mắt do sử dụng điện thoại từ quá sớm
Cậu bé được chẩn đoán mắc bệnh viêm não tự miễn khiến não bị tổn thương. Bác sĩ Trần Văn Bân, khoa Lão khoa cảnh báo rằng: “Trường hợp của Tiểu Triệu là do sử dụng điện thoại đến nửa đêm trong khoảng thời gian dài, cộng thêm nghỉ ngơi không điều độ gây ra vấn đề bất thường ở hệ thống miễn dịch”.
Sau khi dùng thuốc, đến ngày thứ 2 tình trạng đau đầu của Xiao Zhao đã thuyên giảm, mặt cũng không còn co giật nữa, và cậu bé đã có phản ứng khi nói chuyện. Điều này khiến bố mẹ Xiao Zhao vô cùng hạnh phúc. Đến ngày thứ 4, cậu bé có thể nhận ra cha mẹ mình. Đến ngày thứ 12, Xiao Zhao cuối cùng đã xuất viện. Bác sĩ cảnh báo: Sau này bố mẹ bằng mọi cách phải kiểm soát thời gian chơi điện thoại của Xiao Zhaou, chơi càng ít càng tốt, tốt nhất là không choXiao Zhaochơi, bởi vì thời gian dài chơi điện thoại từ tối đến đêm không nghỉ ngơi, gây ra các vấn đề về hệ thống miễn dịch của Xiao Zhao, từ đó mới gây nên tình trạng này.
Việc trẻ em sử dụng điện thoại thông minh không còn hiếm hoi trong thời đại này
Không riêng gì câu chuyện của cậu bé 13 tuổi trên, nhiều phụ huynh đã chia sẻ câu chuyện của mình, như mẹ cậu bé Liu Jia, 8 tuổi, ở Hà Nam, Trung Quốc. Mỗi ngày khi bố cậu bé đi làm về, Liu Jia đều mượn điện thoại bố chơi và tải hàng chục game trên mạng xuống, cứ cầm máy lên là chơi. Khi mẹ cậu bé biết được đã cấm, thậm chí là giấu tiệt điện thoại nhưng nửa đêm cậu bé đã lén đi tìm và lấy ra chơi. Một đêm mẹ Liu Jia dậy đi vệ sinh và thấy con nằm chơi điện thoại, chị tịch thu máy và yêu cầu con đi ngủ. Bất ngờ thay, cậu bé đã lao vào mẹ mình, đánh đấm liên tục để lấy lại máy. Sự viện khiến cả nhà thức giấc, bố mẹ Liu Jia phạt con nhịn ăn sáng 1 tuần và họ quyết định không xài điện thoại thông minh nữa, mỗi người chỉ sở hữu 1 chiếc điện thoại đen trắng đời đầu, đủ để nghe gọi và nhắn tin.
Bé 7 tuổi bị mù do sử dụng điện thoại quá nhiều (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng thuận như bố mẹ Liu Jia. Chẳng hạn như mẹ bé Xiao Wang ở Cam Túc, Trung Quốc. Cậu bé 10 tuổi cũng nghiện game và cầm điện thoại chơi cả ngày, thậm chí là không ăn không ngủ. Cho đến khi nhà trường gọi về báo với gia đình là cậu bé đã nghỉ học 2 ngày, cả nhà mới ngỡ ngàng. Khi nhận ra tình hình, bố Xiao Wang quyết định cấm con đụng đến điện thoại, nhưng người mẹ thương con thì lén lút đưa cho con chơi.
Với sự che chở của người mẹ, Xiao Wang trở nên hung dữ hơn. Nếu cậu bé không được cho điện thoại di động, cậu sẽ không đến trường và tuyệt thực. Người cha nghiêm khắc muốn trừng trị con, nhưng mẹ thì quá thương con. Vấn đề dạy dỗ Xiao Wang khiến gia đình lục đục, cha mẹ cậu mâu thuẫn đến mức đã tính đến chuyện ly hôn. Mẹ cậu nghỉ làm để ở nhà theo dõi con, cậu bé hăm dọa sẽ uống thuốc trừ sâu tự vẫn nếu không được đưa điện thoại. Người cha thì rầu rĩ bỏ cả việc kinh doanh để đến trường theo dõi xem con có đi học không. Cả khu phố đều cho rằng cả nhà họ đang bị điên.
Vì công việc bận rộn, cha mẹ đành cho con làm bạn với điện thoại cả ngày
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em sử dụng điện thoại có dấu hiệu làm mỏng vỏ não và những người nhìn liên tục vào màn hình điện thoại hơn hai giờ mỗi ngày, khả năng ngôn ngữ và lý luận kém.
Việc sử dụng quá nhiều điện thoại di động ở trẻ em có thể gây ra các triệu chứng như rối loạn giấc ngủ và mất trí nhớ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Một thử nghiệm của Đại học Clermont-Ferrand ở Hoa Kỳ cho thấy não của trẻ em hấp thụ sóng điện từ nhiều hơn 60% so với não người lớn vì độ dày hộp sọ thấp hơn. Và bức xạ điện từ quá mức không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn làm tăng khả năng trẻ mắc các bệnh như bệnh bạch cầu và hen suyễn.
Ngoài ra, nhìn vào màn hình của điện thoại di động thường xuyên, ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, khiến trẻ bị cận thị hoặc gây ra cận thị giả. Khi trẻ nghiện chơi điện thoại di động, chúng sẽ giảm giao tiếp với cha mẹ và các bạn cùng trang lứa, khiến trẻ có xu hướng tự kỷ hoặc ảnh hưởng đến kỹ năng ngôn ngữ. Tư thế khi trẻ chơi với điện thoại cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ.
Điện thoại là một sản phẩm công nghệ ra đời để phục vụ con người, nhưng đừng để con cái hoặc chính bản thân mình phụ thuộc vào nó nhé các mẹ.