Nhưng có một điều đáng lo ngại là không chỉ xảy ra ở dưới nước, các vụ tai nạn còn có thể xảy ra sau khi trẻ đã lên bờ, điển hình là hiện tượng đuối nước khô (hay còn gọi là đuối nước trên cạn).
Đã có không ít trường hợp trẻ sau khi đi bơi về vẫn an toàn. Tuy nhiên không lâu sau đó cơ thể xuất hiện biểu hiện lạ rồi tử vong nhanh chóng. Chẳng hạn như câu chuyện về của cậu bé Francisco Delgado (4 tuổi, ở Texas, Mỹ) được báo chí đăng tải gần đây như là 1 lời cảnh báo tới các cha mẹ nên chú ý đến con nhiều hơn.
Theo đó, cậu bé Delgado trông vẫn bình thường sau khi đi chơi cùng gia đình, nhưng bị tiêu chảy và nôn mửa suốt 1 tuần, sau khi lên khỏi hồ bơi. Tuy nhiên, cha mẹ bé chỉ chăm sóc con ở nhà, nghĩ rằng bé chỉ bị rối loạn tiêu hóa thông thường.
Sau 1 tuần, tình của cậu bé ngày càng xấu đi và tử vong trước khi cha cậu kịp gọi cấp cứu.
Qua kiểm tra, bác sĩ cho biết phổi của bé chứa đầy dịch và ngay cả họ cũng không thể làm gì được nữa. Các bác sĩ thông báo rằng cậu bé đã bị đuối nước khô.
Đuối nước khô là một trong những tai nạn đáng sợ đối với nhiều trẻ nhỏ, xảy ra khi bé suýt chết đuối nhưng may mắn được cứu, cơ thể tưởng không sao, trở lại bình thường, nhưng thực chất một lượng nước uống trong lần chết hụt đó vẫn đang tích tụ trong phổi… Chất lỏng này tiếp tục tích tụ trong phổi sau khi nạn nhân được cứu lên và gây ra tình trạng khó thở hoặc không thể thở được.
Không giống như chết đuối bình thường, triệu chứng của “chết đuối trên cạn” không xuất hiện ngay lập tức. Nạn nhân vẫn có thể thở được với lượng nước ít trong phổi, và nghĩ rằng mình đã loại bỏ hết nước ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, hiểm họa xảy ra sau đó vài giờ, thậm chí là trong vòng 72h.
Dấu hiệu cảnh báo khi trẻ gặp đuối nước khô
Vì không biết con mình có hít nước vào phổi qua đường mũi hoặc uống nước qua đường miệng hay không, điều quan trọng là cha mẹ cần nắm được các triệu chứng đuối cạn như:
- Trẻ thở mệt nhọc
- Ho không dứt
- Cáu gắt, hung hăng không rõ nguyên nhân
- Gặp khó khăn khi nói chuyện, khó truyền đạt những gì cơ thể đang xảy ra với người lớn.
- Nôn trớ
- Đau ngực
- Có những hành vi bất thường
- Buồn ngủ hơn bình thường.
Cha mẹ phải làm gì nếu con bị đuối nước khô?
Thời gian cần chú ý nhất là trong vòng 24 giờ sau khi ra khỏi nước. Đuối cạn vẫn có thể xảy ra trong lúc trẻ đang ngủ vì nước ở phổi có thể gây nôn trớ rồi gây nghẹt thở.
Thường thì các triệu chứng đuối nước sẽ tự hết, nhưng nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào kể trên cần đưa trẻ đến bệnh viện có đầy đủ các thiết bị y tế để kiểm tra, theo dõi lượng oxy…
Tuy nhiên, vì trẻ thường sẽ không tự nhận biết được các triệu chứng mà chúng đang gặp phải. Cha mẹ hãy quan sát trẻ sau khi đi bơi, đặc biệt sau khi trẻ gặp sự cố với nước.
Phòng ngừa đuối nước khô cho trẻ thế nào?
Khi con bơi dưới nước, ngay cả khi con đã biết bơi hoặc nước không sâu, cha mẹ vẫn cần theo dõi sát sao.
Đuối nước có thể xảy ra trong bất kỳ trường hợp nào – bồn tắm, ao hoặc chậu nhựa nhỏ, do vậy không nên chủ quan.
Hãy cung cấp cho trẻ các kỹ năng sinh tồn cần thiết để giữ an toàn dưới nước. Trẻ càng nắm được nhiều kỹ năng, càng ít có khả năng xảy ra sự cố dẫn đến đuối nước khô.
Cẩn thận theo dõi các triệu chứng sau một tai nạn nước hoặc vừa bị chìm nghỉm. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào, hãy gọi hỗ trợ khẩn cấp hoặc đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.
CÁC BƯỚC SƠ CỨU NGƯỜI BỊ ĐUỐI NƯỚC ĐÚNG CHUẨN ĐỂ KHÔNG BỊ ĐUỐI NƯỚC KHÔ
Sau khi nạn nhân được đưa lên bờ, hãy thực hiện các bước sơ cứu sau:
- Cho nạn nhân nằm trên mặt phẳng (ở nơi thoáng khí nhưng không nên có gió lùa thì càng tốt để cơ thể không bị lạnh). Nếu nạn nhân bất tỉnh, tim ngừng đập (sờ mạch không có)thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo: Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, dị vật, chất thải có trong miệng và mũi cho nạn nhân. Sau đó nhanh chóng hà hơi thổi ngạt.
- Sau 5 lần hà hơi thổi ngạt mà bắt mạch nạn nhân vẫn không thấy đập, bạn cần tiến hành hô hấp nhân tạo kèm ép tim ngoài lồng ngực, bằng cáchd hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức bên trái. Ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái (nếu có 2 người thực hiện), hoặc ép tim 30 cái thì thổi ngạt 2 cái (nếu có một người). Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và nạn nhân thở trở lại.
- Nạn nhân sẽ nôn ói ra nhiều nước sau khi tỉnh lại, nên cần đặt họ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị sặc và ngạt thở.
- Trước khi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để xử lý các bước tiếp theo, bạn hãy lau khô người, thay quần áo và ủ ấm cho nạn nhân.
Lưu ý: Sau sơ cứu ban đầu người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra xem nạn nhân có bị phù phổi cấp sau khi đuối nước không.
Ngoài ra tuyệt đối không dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy. Vì nước trong phổi chỉ được tống ra ngoài khi nạn nhân được hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và thở trở lại.