Tôi cũng hiểu được câu khác máu tanh lòng là như thế nào nhưng khi bước chân vào hôn nhân, tôi mới nhận ra không phải ai cũng như vậy. Có lẽ là do tôi may mắn, cưới được chồng biết quan tâm lại có mẹ chồng cũng tinh tế và thương con dâu như con đẻ.

Ngay từ những ngày đầu về làm dâu, tôi đã cảm nhận được cái sự chân thành trong từng lời ăn tiếng nói và cách hành xử của mẹ chồng. Ban đầu, tôi cũng giữ ý tứ nên sáng nào cũng dậy thật sớm lo dọn dẹp nhà cửa rồi đồ ăn sáng cho cả nhà trước khi đi làm.

Nhưng thời gian sau, thấy tôi đi làm vất vả mà đêm về lại còn phải thức làm việc nên bà bảo: “Con cứ ngủ cho đã, đến giờ thì dậy đi làm, không việc gì phải giữ kẽ. Đồ ăn sáng để mẹ nấu cho, mẹ có tuổi rồi ngủ cũng không được mà nằm lắm thì cũng mỏi người”.

Bầu bí sinh nở, một tay mẹ chồng chăm tôi. Mẹ đẻ tôi ở xa, thời gian đó bố lại ốm yếu nên thành ra bà chẳng lên chăm con được. Nói thật, người ta nói chửa đẻ là cửa mả, trai vượt sông có bạn có phường, gái vượt cạn đơn côi một mình thì không tránh khỏi cảm giác tủi thân. Nhưng trong những ngày ấy, chính mẹ chồng chứ không phải ai khác lại là người ở bên cạnh, lo lắng cho tôi, giúp đỡ tôi mọi việc. Thậm chí, bà còn tự tay vệ sinh cả chỗ sinh nở cho con dâu khiến tôi xúc động lắm.

Xem thêm  Chồng cũ đã mất nhưng tháng nào tôi cũng nhận được 10tr chu cấp nuôi con. Tìm đến tận nhà anh thì ngã ngửa khi biết danh tính người gửi.

Tôi sinh con gái nhưng bố mẹ chồng vẫn yêu thương và quý cháu như vàng. Nhiều khi họ hàng, bạn bè bĩu môi chê bôi rằng nhà không có con trai, y như rằng họ lại bị bố mẹ tôi vạc cho những câu đau đớn như: “Trai thì phải cho đáng nên trai chứ thời nay, trai mòng trai hến đầy ra đấy”. Lắm khi thấy chồng tôi mong ngóng có con trai, ông bà lại bảo: “Trai hay gái là do mày cả đấy đừng có ở đó mà đổ lỗi tại ai”.

Mẹ chồng tôi phải nói là tuyệt vời lắm các mom ạ. Chuyện gì cũng vậy cứ thấy 2 đứa cãi nhau là chẳng cần biết đúng sai, chồng tôi luôn là người bị mắng vì cái tội “không chịu nhường nhịn vợ”. Bà suốt ngày giáo huấn con trai “phải giúp đỡ vợ, đừng việc gì cũng ỉ lại vào đàn bà thì ai mà chịu được”.

Đỉnh điểm cái lần mà làm tôi xúc động nhất là hôm giỗ họ. Cả họ đông đủ cũng phải lên đến gần chục mâm cỗ. Thế nhưng lúc ăn uống xong xuôi thì mọi người lại ra về hết. Mấy bà chị họ còn trẻ, có người còn chưa chồng cũng ngồi vắt vẻo ăn hoa quả, cắn hướng dương rồi nói chuyện với nhau. Dường như mọi người tâm niệm rằng, rửa bát là việc của dâu mới là tôi.

Nhìn đống mâm bát mọi người đem ra sân giếng cứ chất lên từng chồng một khiến tôi hoa mắt mèo. Tôi ngồi rửa được vài cái thì nghe có tiếng quát đến giật mình: “Lan, con làm gì đấy”.

Xem thêm  Chồng bị đi trại 5 năm, tháng nào vợ con đến thăm anh cũng giữ lại 1 sợi tóc. Đến khi vợ biết sự thật thì òa khóc nức nở…

Tôi quay lại thì ra là mẹ chồng, nhưng chưa kịp trả lời thì bà đã phăm phăm chạy lại kéo tôi đứng dậy: “Không làm nữa, về thôi con, sức đâu mà phải hầu”.

Lúc đó, tôi vừa lo vừa sợ lại vừa tự hào vì có mẹ chồng bênh vực và yêu thương. Bà xin phép các bác: “Em còn tưởng mọi người ra rửa bát đỡ đần con em chứ thế này thì cho nhà em xin khiếu, cháu nó đang trong thời gian ở cữ”.

Nói xong bà kéo tôi về trước sự chứng kiến của bao nhiêu người. Từ đó trở đi, mỗi lần chuẩn bị về giỗ họ là mẹ chồng lại thủ thỉ dặn dò rằng không việc gì phải nhẫn nhịn.

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ