Kết quả điều tra toàn cầu về sức khỏe học sinh năm 2013, tỷ lệ học sinh VN thường xuyên sử dụng đồ uống có gas trong vòng 30 ngày của lứa tuổi 13 – 17 trung bình là 31,1%, trong đó trẻ em nam là 35,1%, trẻ em gái là 27,6%. Cũng có rất nhiều ông bố bà mẹ không hiểu nguyên nhân làm sao mà bố mẹ rõ cao còn con cái lại thấp đến như vậy, một phần cũng do thấy con cái gầy gò như mèo hen và cũng kén ăn nên đã để cho bé thích ăn uống thì tùy.
Vì để vậy nên hầu như con chỉ chọn món con thích là bánh trái, thức ăn vặt. Còn nước thì chỉ uống nước ép đóng chai là nhiều. Chiều con vậy mà không biết chính nước ép là thủ phạm làm con em khó lòng mà cao được. Nước ép đóng chai thực chất có nhiều đường hơn các mẹ nghĩ. Vì nó cản trở sự hấp thu dưỡng chất nên dù mẹ có bồi bổ cho con thì bé cũng chất đủ chất mà cao lớn được.
Vậy thì các ông bố bà mẹ cần phải biết cách để phòng tránh và hạn chế cho trẻ nhỏ uống, dưới đây cũng là 4 loại thức uống mà bác sĩ khuyên em muốn con cao lớn thì phải hạn chế nè: Thứ nhất: Trà sữa: Để nói về thành phần đường chứa trong một ly trà sữa trân châu thì nó chiếm đến 50g đường, cung cấp cho chúng ta 200 calo nhưng lại thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất. Trong khi trẻ đang ở độ tuổi dậy thì cần tích lũy nhiều chất dinh dưỡng khác để có thể hỗ trợ trong quá trình tăng trưởng chiều cao tốt hơn thì chúng lại là những khách hàng tiềm năng nhất của các quán trà sữa. Chưa kể, do chứa nhiều đường nên nếu uống quá nhiều có thể gây thừa cân, béo phì.
Và cũng chính vì như thế, các ông bố bà mẹ muốn hạn chế được tình trạng uống trà sữa quá nhiều ở trẻ thì mình cần phải nói rõ tác hại của nó, đồng thời cũng nên lấy ví dụ thực tế hơn để cho con mình biết được trong tương lai sẽ như thế nào nếu thu nạp nhiều thứ thức uống đó.
Cái thứ hai có ảnh hưởng không kém đó là Nước ngọt có ga: Trong những đồ uống có ga thì cũng chứa lượng đường khá lớn và khí ga dễ khiến cho trẻ bị đầy bụng, khiến trẻ có cảm giác no, gây ra những tình trạng biếng ăn, dẫn đến cơ thể không được dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng, và cũng ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao của bé. Cũng chưa kể đến một số đồ uống có ga khác còn chứa rất nhiều thành phần gây hại như axit làm hủy hại men răng hay gây ra sâu răng, làm tổn thương niêm mạc dạ dày… trẻ sau này. Đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng nước ngọt có ga sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu và khiến cho trẻ hao tổn một lượng canxi lớn nếu uống thường xuyên.
Cái thứ ba đó là nước ép đóng chai: Đây cũng là một loại nước đóng hộp cực kỳ thuận tiện, lại dễ mua nhưng trong một ly nước ép có chứa đến tận 5 6 muỗng cà phê đường. Đường hòa tan ngay lập tức được hấp thụ vào máu khiến cho sự trao đổi chất của carbohydrate không tốt gây bất lợi cho chiều cao của bé sau này. Ở viện học Nhi khoa Mỹ cũng đã khuyến cáo các ông bố bà mẹ nên cho trẻ ăn trái cây nhiều hơn thay vì cho con uống nước trái cây, nước trái cây được hấp thu dần dần. Nếu như cẩn thận hơn nữa thì người lớn cũng có thể cố gắng cho con cái mình uống nước hoa quả vắt tươi hoặc sinh tố thay vì mua cho trẻ những loại nước ép đóng chai bán sẵn ngoài kia.
Và cuối cùng đó là cà phê: Như các bạn cũng biết thì ở trong hạt cà phê thì sẽ không có đường hay chất béo, ngoài ra nó chỉ có rất ít protein và carbohydrat. 100gr cà phê hầu như không có ý nghĩa gì trong việc gia tăng kilocalo mà phải nâng lên đến 200g cà phê thì mới có thể có được 1kcal cùng với khoảng 0,222g protein. Và như vậy thì với năng lượng quá nghèo nàn như này đúng là không phải thứ thức uống có ý nghĩa với sự tăng trưởng ở trẻ nhỏ. Trong khi đó thì trẻ uống cà phê thường xuyên sẽ bị kích thích thần kinh và cũng làm tổn hại quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Lý do là bởi vì caffein được đưa vào cơ thể càng nhiều thì lượng canxi thải qua nước tiểu càng lớn hơn và cũng làm rút mạnh canxi từ xương.Sau nhiều lần nhấp nháp, uống thử và nghiện thì caffein cuối cùng tổn hại đến hệ xương. Nói cách khác nó là thủ phạm làm trẻ bị còi xương, thấp bé.
Theo webtretho