Khi người phụ nữ vào phòng sinh thì họ đã chấp nhận đánh cược mạng sống của mình để sinh ra đứa con. Không có người mẹ nào muốn mình sống khi con gặp nguy hiểm. Và chắc chắn nếu chọn lựa giữa sinh mạng của mẹ và con, người mẹ sẽ không ngần ngại cứu con trước. Nhưng nếu thấy chồng do dự ký giấy cứu vợ hay cứu con, có lẽ không có nỗi đau nào sánh bằng.
Thời khắc chuyển dạ sinh con của một người phụ nữ có thể được mô tả là “một sống chín chết”, theo lời của một bác sĩ sản khoa, người đã chứng kiến nhiều cơn đau vật vã cũng như tai biến hậu sản trong phòng sinh. Người phụ nữ chưa trải qua sinh nở, chưa làm mẹ khó nhận ra sự vĩ đại của người sinh ra mình.Sản phụ trong phòng sinh phải đối mặt không chỉ với nỗi đau thể xác, mà còn với sự dằn vặt về tâm lý.Và trong quá trình sinh nở, sẽ có nhiều rủi ro khác nhau, như thuyên tắc ối, băng huyết, tiền sản giật… Để vượt qua tất cả, người mẹ trông cậy vào chính bản thân mình, nhưng họ cũng có một nguồn năng lượng khác, đó là người chồng của mình. Tất cả mọi người đều trông chờ tiếng nói cười vui vẻ trong phòng sinh, nhưng đôi khi đó lại là tiếng nấc buồn tủi báo hiệu sự chia ly. Câu chuyện được chia sẻ bởi bác sĩ Li trên mạng cộng đồng các bà mẹ với lời nhắn nhủ ‘Các ông chồng, xin hãy hiểu rằng người mẹ đi sinh con chẳng khác nào đi vào cửa tử.Mạng sống của họ, họ đã không màng, nhưng sự vô tâm đắn đo sẽ giết chết người mẹ, một ngày nào đó. Đây là một câu chuyện buồn, tôi không dám phán xét cả người vợ lẫn người chồng. Tuy nhiên, kinh nghiệm nhiều năm tại phòng sinh khiến tôi xót lòng cho tình cảnh của sản phụ’
Xiao Qian là tuýp phụ nữ thông minh, khỏe mạnh, dám nói dám làm, không sợ bất cứ thứ gì. Thời con gái dĩ nhiên có rất nhiều người đeo đuổi, nhưng Xiao Quian đã phải lòng một người thua kém cô về mọi mặt. Cô cho rằng tuy anh không đẹp, không cao, là người lớn lên ở một nơi xa thành phố, lại làm ở vị trí thấp hơn cô, nhưng anh lại có một trái tim nồng ấm và thương người, luôn quan tâm đến những điều nhỏ nhất. Ở tuổi 26, cô gật đầu khi anh ngỏ lời cầu hôn. Bố chồng Xiao Quian đã mất từ lâu, chỉ còn mẹ dưới quê. Bà là người thật thà, ruột để ngoài da, suy nghĩ theo lề lối xưa, tuy đôi lúc có va chạm với nhau nhưng ở xa nhau nên cũng chưa có gì căng thẳng.
Sau khi cưới chồng được hai năm, cuối cùng cô cũng đã mang thai đứa con đầu lòng. Gia đình rất háo hức và bố mẹ chồng cô chờ đợi từng ngày để được ôm cháu nội. Cuối cùng, vào ngày chuyển dạ, bố mẹ của Xiao Qian, cũng như chồng và mẹ chồng, tất cả đều hồi hộp chờ đợi bên ngoài phòng sinh.Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ, Xiao Qian, 28 tuổi gặp phải nguy hiểm chưa từng thấy.
Trong quá trình chuyển dạ, huyết áp của Xiao Qian bỗng nhiên giảm mạnh, máu chảy ra ồ ạt không thể cầm được. Ngoài ra, người mẹ có triệu chứng thiếu máu, vì vậy tình hình rất nguy hiểm vào thời điểm đó. Máu đã mất hơn 3.000 ml, mạng sống của người mẹ và thai nhi cũng bị đe dọa. Bác sĩ thậm chí còn đưa ra một thông báo “Mẹ và con chỉ có thể đảm bảo cứu một” và gọi các thành viên gia đình vào phòng, yêu cầu phải ký vào đó xem ưu tiên cứu ai.
Tuy nhiên, trong khi vị bác sĩ chăm chú chờ đợi với vẻ sốt ruột thì chồng của Xiao Qian đang cầm bút vẫn luôn do dự lúng túng. Vì sợ mất con, anh ta luôn quay sang hỏi mẹ ruột của mình quyết như thế nào, bây giờ phải làm gì. Mẹ chồng Xiao Qian quay sang con trai bảo: “Đương nhiên là cứu con rồi, kí đi, không có vợ này thì có vợ khác, con mới là máu mủ“, bà khẽ cụp mắt khi thấy đôi mắt nảy lửa của ông thông gia. Vị bác sĩ cau mày vì tình hình rất khẩn cấp còn người chồng do dự ký giấy cứu vợ sinh mổ. Bên trong phòng mổ, mọi thứ không còn trong vòng kiểm soát nữa, nhưng người đàn ông và mẹ chồng bên ngoài vẫn không thể quyết định được. Lúc này, mẹ ruột của Xiao Qian hét lên, “Còn chờ gì nữa!”, bà lấy bút ký thẳng vào giấy và nói với bác sĩ “Hãy ưu tiên cứu con gái tôi trước”.
May mắn thay, sau rất nhiều giờ giành giật sự sống, sự kiên cường của người mẹ đã chiến thắng. Cả người mẹ và bé trai đều đã an toàn. Nhưng khoảnh khắc biết chồng đang do dự bên ngoài phòng sinh, trái tim Xiao Qian dường nhưđã chết. Khi vị bác sĩ đến khám kiểm tra lần cuối trước khi xuất viện, sản phụ đã ngỏ lời cám ơn và ngập ngừng hỏi:
– Bác sĩ, khi chồng tôi ký giấy, phải chăng anh ta chỉ muốn cứu con chứ không muốn cứu tôi?
– Tôi không biết, ai ở trong hoàn cảnh đó đều cũng sẽ do dự, huống gì là 2 mạng người.
– Tôi đã đưa đơn ly hôn vào sáng hôm nay, anh ta vô cùng ngạc nhiên, cho rằng tôi đổi máu sau sinh, cho rằng tôi muốn làm nũng một chút. Nhưng rồi anh ta hét toáng lên và nói tôi không ra gì. Tôi đã thấy chữ ký của mẹ tôi trong giấy khi hoàn thành các thủ tục, tôi đã nghe thấy mọi thứ khi đang nằm đó chờ chết, rõ ràng đến từng từ.
Vị bác sĩ cúi đầu im lặng, lát sau ông ngẩng mặt lên nói:
– Trong nghề của mình, tôi đã chứng kiến rất nhiều thứ còn tồi tệ hơn nữa. Dù sao thì mẹ con chị cũng đã an toàn, đó là điều quan trọng nhất.
– Nếu cho tôi chọn lựa, nhất định tôi sẽ chọn cứu con mình, chắc chắn là như vậy. Còn người kia, lúc yêu nhau, khi mang bầu, anh ta luôn nói rằng sẽ yêu thương tôi, cần tôi hơn tất cả mọi thứ. Khi con bé đạp vào bụng tôi, anh ta luôn mắng yêu nó không được làm phiền mẹ. Tôi đã nghĩ rằng đó là người yêu thương tôi nhất trong cuộc đời này, thế nhưng giây phút ấy, mọi mộng tưởng dường như vỡ vụn dưới chân tôi. Nếu tiếp tục, tôi e rằng mình không thể sống với người đàn ông đó nữa.
Câu chuyện được chia sẻ đã thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Có những quan điểm trái ngược nhau về vấn đề cứu mẹ hay cứu con, hành động chồng do dự khi ký giấy cứu vợ sinh mổ có đáng lên án hay không, nhưng nhìn chung mọi người đều đồng tình với quan điểm “Cửa sinh là cửa tử, người phụ nữ mang nặng đẻ đau xứng đáng nhận được sự động viên yêu thương vô điều kiện”. Cũng có người khuyên người vợ nên suy nghĩ lại, thế nhưng khi sự uất ức vẫn còn trong suy nghĩ, liệu họ có còn hạnh phúc?
Tổng hợp : Webtretho