Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày rất quan trọng trong lịch âm của người châu Á. Tết Nguyên Tiêu – đêm trăng sáng đầu tiên của một chu kỳ xuân mới, ánh trăng chiếu sáng khắp miền hạ giới sau một mùa đông dài tối tăm, lạnh lẽo. Tết Nguyên Tiêu cũng được cho là đánh dấu sự kết thúc tháng “ăn chơi” để bắt tay vào công việc cho một năm mới.

Tùy thuộc vào văn hóa tín ngưỡng của mỗi vùng miền, ngày Rằm tháng Giêng trong dân gian khác nhau nhưng mang ý nghĩa lớn nhất là cầu phúc. Rằm tháng Giêng cũng là một trong bốn ngày rằm lớn nhất năm mà người Việt, đặc biệt là phật tử thường viếng chùa lễ phật cầu gia đạo bình an, tài lộc…

Lễ ngày Rằm tháng Giêng cầu sức khỏe, bình an, tài lộc trở thành một trong những nét sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt. Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, cách đón Rằm tháng Giêng cũng có nhiều thay đổi nhưng đa số mọi người vẫn thường đi lễ chùa và giải hạn nhằm cầu mong sự phù hộ của trời phật để có một năm an lành, phát đạt.

Điều kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng để cả năm may mắn

Tháng Giêng là là tháng khởi đầu của một năm mới, khởi đầu năm Giáp Thìn. Chính vì vậy những điều kiêng kỵ hoặc nên làm trong tháng Giêng thường được người xưa truyền nhau và lưu giữ cho tới bây giờ.

Làm gì thì làm, song chớ phạm phải những điều cấm kỵ rằm tháng Giêng kẻo bớt phần may mắn.

Những điều nên làm trong ngày rằm tháng Giêng

Thắp hương gia tiên cầu an

Đây là công việc nên làm trong mỗi ngày Rằm, mùng 1 hàng tháng và nên thực hiện trước khi ra khỏi nhà. Đặc biệt, trong ngày Rằm tháng Giêng âm lịch, các bạn nên sắm một chút lễ thắp hương gia tiên, không chỉ để cầu bình an, tài lộc mà còn để báo hiếu với ông bà tổ tiên.

Trước khi thắp hương, cũng cần lau dọn lại ban thờ cho sạch sẽ, sắp đặt cho gọn gàng.

Đi lễ chùa

Sau khi thắp hương ban thờ gia tiên, chúng ta mới lên chùa dâng hương. Đi lễ chùa dịp đầu năm thường mang ý nghĩa cầu bình an, may mắn, sức khỏe, công việc cả năm hanh thông, đặc biệt việc đi lễ chùa trong ngày Rằm tháng Giêng lại có ý nghĩa hơn cả.

Tuy nhiên cần lưu ý, khi đi lễ chùa trong ngày này, không nên sắm lễ mặn, trang phục cần lịch sự, kín đáo, trang nghiêm, thể hiện sự tôn kính đối với bề trên. Quan trọng nhất là tinh thần phải an lạc, bình thản, không bày tỏ những mong cầu về vật chất, tiền bạc.

Xem thêm  Lấy 1 tép tỏi và thả vào bồn cầu: Tưởng là mẹo ngớ ngẩn nhưng hóa ra lại là công dụng tuyệt vời mà ai cũng muốn học

Phóng sinh

Trước khi tiến hành phóng sinh, các bạn lưu ý nên tìm hiểu về tập tính của loài vật mà mình lựa chọn. Việc này sẽ góp phần giúp cho công việc diễn ra thuận lợi, đảm bảo ý nghĩa nhân văn. Đồng thời nên chọn nơi vắng vẻ, không có người săn bắt để chắc chắn rằng khi thả ra, các loại động vật đều có thể sinh sống được.

Chẳng hạn như việc phóng sinh cá, các bạn hãy chờ cá bơi khuất rồi mới ra về. Không nên cầm cả xô, hay túi nilon vứt ra ao, hồ, sông, suối. Phóng sinh có ý thức và bảo vệ môi trường thì hành động này mới thể hiện được ý nghĩa tốt đẹp vốn có của nó.

Làm việc thiện là hành động cao đẹp nên được thực hiện mỗi ngày, nhất là trong những ngày Rằm, mùng 1 hàng tháng. Gieo nhân lành sẽ gặt quả thiện, hôm nay bạn giúp đỡ người ta, ngày mai chưa chắc người ta đã giúp lại nhưng sẽ có rất nhiều người khác sẵn lòng giúp đỡ bạn khi cần.

Sẵn sàng cho đi, sẽ nhận lại nhiều gấp bội. Ngày Rằm tháng Giêng này, các bạn nên ra tay cứu giúp những người gặp khó khăn, bỏ qua những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác để tâm được thanh thản, an nhiên.

Ngoài ra, các bạn đừng quên may mắn, bình an đến đâu phụ thuộc phần nhiều vào bản thân mỗi người. Tâm an lạc, đời ắt sẽ bình yên, suy nghĩ lạc quan, số mệnh sẽ cát tường.

Những điều kiêng kị trong ngày Rằm tháng Giêng

Những điều kiêng kị ngày Rằm tháng Giêng để mọi người có thể tham khảo nhằm có được may mắn cả năm:

– Không để bàn thờ bụi bẩn:

Trước khi cúng rằm tháng Giêng, các gia đình cần lau chùi, dọn dẹp bàn thờ gia tiên cho thơm tho, sạch sẽ. Nên thắp một nén nhang khấn xin thần linh, tổ tiên về việc lau dọn. Tuyệt đối không xê dịch bát hương trong quá trình lau dọn bàn thờ. Các vật phẩm cúng được bày biện gọn gàng, đúng thứ tự, tránh đổ vỡ.

Xem thêm  Lấy 1 tép tỏi và thả vào bồn cầu: Tưởng là mẹo ngớ ngẩn nhưng hóa ra lại là công dụng tuyệt vời mà ai cũng muốn học

-Kiêng mâu thuẫn bất hòa:

Trong ngày Rằm tháng Giêng, mọi người trong gia đình tránh mâu thuẫn, sống chan hòa, vui vẻ. Cha mẹ cũng không nên để con cái khóc lóc nhiều trong ngày này.

-Không nên để thùng gạo trong nhà trống rỗng. Tránh để hết lửa.

Gạo đầy bồ như tiền đầy túi, gạo lúc nào cũng đầy thùng thể hiện sự no đủ, giàu sang của gia đình. Nếu để thùng gạo trống rỗng hay lộ đáy, chẳng khác gì nhà bạn đói kém, mất mùa cả năm.

Theo phong thủy, vật chứa đựng nhất là những vật mang ý nghĩa tốt lành, chứa vận may, tài lộc như hũ gạo thì không bao giờ được để trống không. Thêm vào đó, càng không nên để ai đổ sạch hũ gạo đi, vì đây là điều kỵ trong phong thủy.

Bạn nên đổ đầy hũ gạo ngay từ khi vơi còn một nửa và tốt nhất là nên dùng hũ gạo sâu để tài lộc lúc nào cũng dồi dào, đong đầy ở trong nhà.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên để trong nhà hết lửa bởi lửa tượng trưng cho sự may mắn, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình.

-Kiêng cho vay tiền trong ngày Rằm tháng Giêng.

Trong ngày Rằm tháng Giêng, gia chủ không nên sát sinh, giết thịt gà vịt để tránh vận xui; cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, không nên nói điểm gở trong ngày này.

Việc cho mượn tiền vào ngày này đồng nghĩa với việc bạn cho đi tài khí, may mắn về lộc tiền bạc của mình trong một năm cho người khác.

Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ và từ chối khéo léo để tránh hao tốn tiền của nhé.

-Không nên ăn các đồ ăn như thịt chó, thịt mèo, thịt vịt…

-Kị trang trí nến:

Nên trang trí bằng đèn thay vì nến. Ánh nến lung linh, mờ ảo có thể rất lãng mạn nhưng lại không tốt vì nó tượng trưng cho tang sự, điềm xui xẻo, cái chết.

-Kiêng không cắt tóc, nhổ răng:

Người xưa thường nói rằng “cái răng cái tóc là góc con người” nên trong ngày này bạn không nên cắt tóc, nhổ răng để bảo vệ sức khỏe của mình.

-Không nên đi đến những nơi có nguồn âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu…

Rằm tháng Giêng được cho là ngày có âm khí mạnh, không nên ra ngoài sau 10 giờ tối.

– Không được mặc quần áo rách, tránh mặc đồ trắng với đen

Bởi theo quan niệm của người xưa, mặc quần áo rách sẽ bị vận rủi đeo bám.

Xem thêm  Lấy 1 tép tỏi và thả vào bồn cầu: Tưởng là mẹo ngớ ngẩn nhưng hóa ra lại là công dụng tuyệt vời mà ai cũng muốn học

2 màu đen trắng thường khiến người ta liên tưởng tới tang tóc, người đã khuất. Do đó, vào ngày rằm bạn cũng nên hạn chế mặc 2 màu này để tránh vận xui, bất lợi trong công việc, cuộc sống.

Hãy chọn cho mình những trang phục nhiều màu sắc, tươi trẻ để đón nhiều may mắn và tươi vui cho năm mới đại cát, đại lợi.

-Tránh để mất tài sản vào ngày rằm đầu năm:

Khi ra đường, nếu có việc lớn gì cần dùng đến số tiền lớn thì mới cần mang nhiều tiền, nếu không nên mang ít tiền bạc, đồ vật có giá trị bên người.

Nếu mất mát tài sản vào ngày này thì năm nay tài vận của bạn sẽ kém đi.

-Kiêng kỵ chuyện vợ chồng:

Chuyện quan hệ vợ chồng cũng là một trong những điều nên kiêng kỵ trong ngày rằm tháng Giêng, ngày mùng 1 và cả những ngày Tết.

Những thời điểm kể trên là lúc tổ tiên được con cháu mời về nhà đoạn tụ. Nếu làm chuyện ấy sẽ khiến không gian bị xú uế, ảnh hưởng tới vong linh người đã mất, không coi trọng bậc bề trên.

Chưa kể vào ngày này trường khí rất mạnh, vi phạm điều trên còn khiến vợ chồng bị hao tổn nguyên khí, con cái sinh ra không được khỏe mạnh.

-Tránh để trẻ con khóc:

Vào ngày này, cha mẹ không nên để con cái khóc nhiễu, bởi theo quan niệm vào ngày này, âm khí vượng, nếu trẻ khóc sẽ khiến người âm chú ý, thậm chí yêu thích và đi theo.

-Không nói điềm gở, nói bậy, chửi tục, cãi vã:

Theo quan niệm nhà Phật, văng tục, chửi bậy, nói xấu người khác vào ngày rằm tháng Giêng sẽ khiến cả năm đầy chuyện thị phi, rắc rối, vận xui sẽ đeo bám từ công việc, cuộc sống, học hành.

Vì vậy, trong ngày này cần điềm tĩnh, dĩ hòa vi quý, tránh mọi thị phi và cẩn thận lời ăn tiếng nói.

-Tránh làm vỡ, làm hỏng đồ đạc:

Đồ đạc trong nhà đổ vỡ, gãy hỏng là điềm dữ báo hiệu một năm dài luôn trong tình trạng tài phúc hao tổn, gặp nhiều xui xẻo gia đạo bất an.

Những kiêng kỵ trên đây phần nhiều thuộc về quan niệm dân gian song đã được ông cha đúc kết từ ngàn đời nay và ăn sâu vào tâm thức của mỗi người Việt Nam. Do đó, dù tin hay không thì chúng ta cũng nên tránh để mọi việc được êm xuôi, thuận lợi, giải tỏa về mặt tâm lý.

* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.