Hầu hết cha mẹ đều thương yêu con nhưng nếu thường yêu theo những cách này thì con cái lớn lên ngột ngạt và luôn muốn tránh xa cha mẹ.

Đã là cha mẹ ai cũng có tình yêu thương với con mình nhưng cách nuôi dạy không đúng sẽ khiến bạn thành cha mẹ thất bại. Thậm chí có những cha mẹ than trời rằng sao họ yêu con như thế vì con như thế mà con lại không muốn gần gũi, con lại hư, con lại càng lớn càng tránh xa. Vậy hãy xem bạn có “dính” vào 3 kiểu cha mẹ dưới đây không nhé:

Cha mẹ hay kể lể công lao kể khổ với con cái

 

Sinh con đã khó, nuôi con càng khó. Mưu sinh đã vất vả, nuôi con càng khó nhọc. Thế nhưng cha mẹ thường xuyên kể lể công lao với con sẽ khiến con cái áp lực và thấy mình như gánh nặng của cha mẹ. Nhiều người cho rằng sợ con bất hiếu nên kể công để ấn vào đầu con lòng biết ơn. Không ít người thường xuyên nói với con kiểu như “Bố mẹ khổ vì con”, “Bố mẹ làm cái này chỉ vì con, không thì…”, “Sau này khi lớn đi làm nhớ cho lại mẹ tiền nhé”, “Con phải nhớ không có bố mẹ thì…”, “Bố mẹ vất vả vì con”… Những điều đó không phải là cách dạy con về lòng biết ơn. Lòng biết ơn cần được nuôi dưỡng từ chính sự biết ơn của cha mẹ với cuộc đời, với người khác, chứ không phải từ sự kể lể công lao. Kể lể công lao chính là một sự đòi hỏi báo ơn mới đúng. Và đó là một thái độ không mấy tích cực trong xây dựng quan hệ tình cảm, kể cả cha mẹ con cái.

Khi nghe cha mẹ kể lể thường xuyên, con cái ám ảnh tâm lý của con khiến con cảm thấy mắc nợ và phải trả nợ cha mẹ. Đôi khi vì điều đó mà cuộc sống không còn vui nữa, trẻ không cẩm thấy gia đình vui vẻ, mà chỉ cảm thấy áp lực, cha mẹ nặng gánh nuôi con và con bị áp lực phải báo đáp cha mẹ.

cha-me-con-cai-muon-roi-xa
 

Do đó thay vì kể lể hãy vui vẻ cùng con tạo dựng gia đình, và hãy có hiếu với đấng sinh thành của mình làm gương cho con cái noi theo hơn là kể công. Sự kể công chỉ vẽ ra hình ảnh cha mẹ đầy áp lực, mệt mỏi. Bạn không cần giấu con về nỗi vất vả của mình nhưng không cần kể lể mà con sẽ dần hiểu và cảm nhận được từ chính sự lạc quan yêu thương và tin tưởng của bạn.

Cha mẹ luôn nói “Lớn rồi con sẽ hiểu”

Trẻ nhỏ không phải không biết gì như người lớn nghĩ. Khi chúng hỏi tức là chúng có nhu cầu được biết, cần biết. Câu trả lời Lớn rồi con sẽ hiểu của nhiều cha mẹ như gáo nước lạnh vào đầu trẻ. Vậy thì trẻ sẽ tìm cách để lớn nhưng đó là điều không hợp tự nhiên. Hãy giải đáp cho trẻ trực tiếp vào câu hỏi của trẻ, nếu chưa trả lời được hãy hẹn trẻ một dịp nào đó mà hẹn rồi thì phải làm, tránh lẩn trốn, né tránh câu hỏi của trẻ. Câunói lớn lên con sẽ hiểu chính là một cách trả lời vô trách nhiệm của cha mẹ và thể hiện cha mẹ không phải là nơi để con tin tưởng nhất, tìm đến khi cần nhất. Khi con không tin tưởng cha mẹ con sẽ rời đi tìm người khác, có thể là người ngoài. Bởi vậy tốt nhất nên tránh câu này.

cha-me-bao-dung-phep-tac

Cha mẹ không tôn trọng sự riêng tư của con, coi con là sở hữu của mình

Cha mẹ sinh con đôi khi nghĩ con là của mình nên mình làm thế nào cũng được, giữa minh và con cái đâu cần sự riêng tư. Điều đó không đúng nhất là với tư duy trẻ bây giờ. Nhiều cha mẹ vẫn theo nếp xưa, “xồng xộc” vào phòng con hoặc lục đồ trong ngăn kéo của con. Trẻ cần được tôn trọng và cần có khoảng trời riêng, và trẻ cũng cần học điều đó để đối xử với người khác một cách phù hợp với thời đại. Có những việc của con, cha mẹ phải hỏi ý kiến con mới được dùng, mới được quyết. Cha mẹ tự tiện quyết định thay con hoặc tự tiện xâm phậm khoảng trời riêng của con sẽ khiến trẻ khó chịu cảm thấy bị kiểm soát, thiếu được tôn trọng. Hơn nữa trẻ sẽ tìm cách để tạo ra vùng kín hơn để tránh né cha mẹ. 

Cha mẹ luôn xem con thuộc sở hữu của mình, quyết định thay con, cho rằng mình làm cho con chứ cho ai, nó là con minh chứ con ai là không đúng. Điều đó sẽ khiến trẻ mất tự do và mệt mỏi muốn lảng tránh và đôi khi chúng sẽ có lựa chọn sai lầm. 

Những đứa trẻ có những cha mẹ thuộc 3 kiểu trên thường thấy áp lực khi sống cùng cha mẹ, càng lớn càng áp lực và chúng chỉ muốn rời xa để