Thời khắc cúng giao thừa vô cùng quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt và đó cũng là lễ cúng quan trọng nhất năm Âm lịch.
Ở thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, nhiều người hồi hộp chờ đợi và những điềm báo trong thời khắc đó được xem là dấu hiệu cho cả một năm. Bởi thế nên cúng giao thừa được xem là lễ cúng rất quan trọng của người Việt.
Thông thường các gia đình sẽ có mâm cỗ cúng gia tiên và mâm cỗ ngoài trời để cúng trong thời khắc chuyển giao.
Giao thừa là thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, được cúng vào đêm cuối cùng của năm âm lịch. Lễ giao thừa còn gọi là lễ trừ tịch tức là loại trừ hết những điều không may của năm cũ để đón những điều may mắn hơn khi bước sang năm mới.
Thời khắc nên chọn để cúng giao thừa
Có người cúng từ trước 0 giờ tới sau 0 giờ, có người cúng xong trước 0 giờ, có người đợi sau 0 giờ mới cúng. Theo các chuyên gia phong thủy, nghi lễ cúng giao thừa năm Giáp Thìn 2024 nên được tiến hành vào giờ Tý tức khoảng 11 giờ đêm hoặc thời điểm tốt nhất là vào giờ chính Tý tức vào đúng 0 giờ đêm và kết thúc thúc trước 1 giờ sáng, ngày mùng 1 Tết.
Lý do chọn giờ này là vì trước 1 giờ sáng thì các thần bàn giao công việc từ năm cũ sang năm mới, sẽ cai quản điều hành hoạt động của các gia chủ trong năm mới. Thế nên bắt đầu cúng từ khoảng 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng để các vị thần chứng giám cho lòng thành của gia chủ. Còn nếu cúng sau 0 giờ thì không đủ chứng giám lòng thành, cúng xong trước 0 giờ thì lại chưa chuyển qua năm mới. Bởi vậy gia chủ nên sửa soạn và cúng từ thời khắc năm cũ chuyển giao tới năm mới, nhưng cũng không nên cúng nguyện quá lâu.
Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài sân?
Thông thường tại gia đình có các ban thờ điện thờ khác nhau thì đều làm mâm cỗ dâng lên, sau đó có một mâm ngoài trời. Mâm trong ban thờ gia tiên là khấn nguyện gia tiên phù hộ và về cùng đón năm mới. Mâm ngoài trời là cúng các vị thần và cúng gọi thần mặt trời. Chính vì thế nên nghi thức cần thực hiện cúng ngoài trời trước, tức cúng thần linh và kêu gọi thần mặt trời, sau đó mới thắp hương khấn gia tiên trong nhà. Điều đó thể hiện thứ tự trong thờ cúng cũng như đúng trình tự của thời khắc giao thừa. Đầu tiên là cần cúng xin thần linh và mặt trời để báo hiệu năm mới, sau đó mới là mời gia tiên về cùng đón năm mới, nếu chưa có sự chứng giám của thần linh, của thần mặt trời thì chưa có năm mới.
Lễ cúng giao thừa nên chú ý gì?
Cúng ngoài trời tức là đón quan hành khiển năm mới. Vị thần này cai quản những gì sẽ tới với gia đình trong năm mới. Lễ vật ngoài trời thường sẽ gồm hương, các loại hoa quả, hoa tươi, nến hoặc đèn dầu, trầu cau, gà trống luộc (hoặc thủ lợn luộc), xôi, bánh chưng (hoặc bánh tét), rượu (rượu trắng hoặc rượu vang đỏ) và một số món ăn truyền thống ngày Tết tùy theo phong tục địa phương và văn hóa ẩm thực từng gia đình. Tuy nhiên lưu ý tránh việc cúng các vật phẩm sống, tanh, hôi hoặc những món ăn nặng mùi những món ăn không rõ nguồn gốc
Cúng trong nhà tức là dâng lễ vật lên gia tiên mời Tổ tiên về đoàn tụ ăn Tết cùng gia đình, phù hộ độ trì cho con cháu trong năm mới gặp nhiều điều tốt lành. Mâm cỗ cúng trong nhà thường là món ăn mặn đặt trưng của ngày Tết như xôi gấc, canh miến măng, gà luộc, giò chả, nến, đèn, trầu cau hoa quả bánh kẹo, mứt, rượu, bia…
Việc cúng giao thừa là vô cùng quan trọng với nhiều gia đình, bởi thế nghi thức này cần được chuẩn bị chu đáo từ sửa soạn lòng thành của người cúng tế, tới vật phẩm dâng cúng và thời khắc chọn để bắt đầu lên hương.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm
Ở thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, nhiều người hồi hộp chờ đợi và những điềm báo trong thời khắc đó được xem là dấu hiệu cho cả một năm. Bởi thế nên cúng giao thừa được xem là lễ cúng rất quan trọng của người Việt.
Thông thường các gia đình sẽ có mâm cỗ cúng gia tiên và mâm cỗ ngoài trời để cúng trong thời khắc chuyển giao.
Giao thừa là thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, được cúng vào đêm cuối cùng của năm âm lịch. Lễ giao thừa còn gọi là lễ trừ tịch tức là loại trừ hết những điều không may của năm cũ để đón những điều may mắn hơn khi bước sang năm mới.
Thời khắc nên chọn để cúng giao thừa
Có người cúng từ trước 0 giờ tới sau 0 giờ, có người cúng xong trước 0 giờ, có người đợi sau 0 giờ mới cúng. Theo các chuyên gia phong thủy, nghi lễ cúng giao thừa năm Giáp Thìn 2024 nên được tiến hành vào giờ Tý tức khoảng 11 giờ đêm hoặc thời điểm tốt nhất là vào giờ chính Tý tức vào đúng 0 giờ đêm và kết thúc thúc trước 1 giờ sáng, ngày mùng 1 Tết.
Lý do chọn giờ này là vì trước 1 giờ sáng thì các thần bàn giao công việc từ năm cũ sang năm mới, sẽ cai quản điều hành hoạt động của các gia chủ trong năm mới. Thế nên bắt đầu cúng từ khoảng 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng để các vị thần chứng giám cho lòng thành của gia chủ. Còn nếu cúng sau 0 giờ thì không đủ chứng giám lòng thành, cúng xong trước 0 giờ thì lại chưa chuyển qua năm mới. Bởi vậy gia chủ nên sửa soạn và cúng từ thời khắc năm cũ chuyển giao tới năm mới, nhưng cũng không nên cúng nguyện quá lâu.
Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài sân?
Thông thường tại gia đình có các ban thờ điện thờ khác nhau thì đều làm mâm cỗ dâng lên, sau đó có một mâm ngoài trời. Mâm trong ban thờ gia tiên là khấn nguyện gia tiên phù hộ và về cùng đón năm mới. Mâm ngoài trời là cúng các vị thần và cúng gọi thần mặt trời. Chính vì thế nên nghi thức cần thực hiện cúng ngoài trời trước, tức cúng thần linh và kêu gọi thần mặt trời, sau đó mới thắp hương khấn gia tiên trong nhà. Điều đó thể hiện thứ tự trong thờ cúng cũng như đúng trình tự của thời khắc giao thừa. Đầu tiên là cần cúng xin thần linh và mặt trời để báo hiệu năm mới, sau đó mới là mời gia tiên về cùng đón năm mới, nếu chưa có sự chứng giám của thần linh, của thần mặt trời thì chưa có năm mới.
Lễ cúng giao thừa nên chú ý gì?
Cúng ngoài trời tức là đón quan hành khiển năm mới. Vị thần này cai quản những gì sẽ tới với gia đình trong năm mới. Lễ vật ngoài trời thường sẽ gồm hương, các loại hoa quả, hoa tươi, nến hoặc đèn dầu, trầu cau, gà trống luộc (hoặc thủ lợn luộc), xôi, bánh chưng (hoặc bánh tét), rượu (rượu trắng hoặc rượu vang đỏ) và một số món ăn truyền thống ngày Tết tùy theo phong tục địa phương và văn hóa ẩm thực từng gia đình. Tuy nhiên lưu ý tránh việc cúng các vật phẩm sống, tanh, hôi hoặc những món ăn nặng mùi những món ăn không rõ nguồn gốc
Cúng trong nhà tức là dâng lễ vật lên gia tiên mời Tổ tiên về đoàn tụ ăn Tết cùng gia đình, phù hộ độ trì cho con cháu trong năm mới gặp nhiều điều tốt lành. Mâm cỗ cúng trong nhà thường là món ăn mặn đặt trưng của ngày Tết như xôi gấc, canh miến măng, gà luộc, giò chả, nến, đèn, trầu cau hoa quả bánh kẹo, mứt, rượu, bia…
Việc cúng giao thừa là vô cùng quan trọng với nhiều gia đình, bởi thế nghi thức này cần được chuẩn bị chu đáo từ sửa soạn lòng thành của người cúng tế, tới vật phẩm dâng cúng và thời khắc chọn để bắt đầu lên hương.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm