Thực chất thì không nên cất bánh chưng vào tủ lạnh, bởi bánh sẽ bị đông cứng lại. Người ta thường gọi hiện tượng này là lại gạo.

Thông thường, người ta có thể bảo quản bánh chưng khi để ở nhiệt độ phòng 3-5 ngày và thời gian sẽ giảm đi khi trời nóng hoặc nồm, ẩm ướt.

Với cách bảo quản bằng hút chân không, bánh chưng có thể bảo quản được 5-10 ngày trong điều kiện bình thường. Trong khi đó, bảo quản ngăn mát tủ lạnh có thể để được 15-20 ngày.

Nếu không kịp ăn hết bánh chưng, bạn có thể bảo quản trong ngăn đá, tuy nhiên khi rã đông nên bỏ xuống rã đông từ từ trong ngăn mát và sau đó có thể luộc, hấp lại để bánh đỡ sượng.

Vào tháng Giêng, thời tiết thường nắng nóng kèm theo độ ẩm cao, thêm vào đó bánh chưng là món ăn có độ ẩm cao, có chứa thịt và chất béo nên là môi trường thích hợp giúp vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

Nếu ăn bánh chưng bị thiu chua, mốc meo có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm gây có hại cho sức khỏe.

Bảo quản bánh chưng cần lưu ý:

Những chiếc bánh bị mốc trắng hoặc bị lên men có mùi chua ở góc bánh là do phần khi gói bánh bị rách, tạo điều kiện cho nấm mốc tấn công. Lúc này các bạn cần ắt bỏ phần bị lên men đi. Phần còn lại không bị hỏng thì vẫn giữ nguyên mùi vị thơm ngon bình thường.

Bởi vì thời tiết ở nước ta thuộc diện nóng ẩm, những dịp tết đến, thời tiết thường sẽ nắng ấm. Bởi vậy, bánh chưng rất nhanh thiu và dễ mốc. Nếu bạn muốn bảo quản bánh trong tủ lạnh thì điều chỉnh nhiệt độ phù hợp vào khoảng 5 – 10 độ C. Nếu bảo quản nó trong ngăn đá phải dưới 3 độ C.

Cách hấp lại bánh chưng bằng nồi cơm điện

Hiện nay, ngoài việc nấu cơm thì chiếc nồi cơm điện nhỏ xinh tại nhà còn có vô vàn công dụng thần thánh khác. Hôm nay, Cleanipedia xin chia sẻ mẹo cách hấp lại bánh chưng bằng nồi cơm điện siêu đơn giản lại tiết kiệm thời gian.

Bước 1: Bạn chuẩn bị xửng hấp đi kèm khi nồi cơm điện. Nếu chưa có, thì bạn có thể dễ dàng tìm mua xửng hấp rời trên các trang web bán hàng online. Lưu ý nên đo đường kích của xoong nồi để có thể chọn loại xửng hấp phù hợp.

Bước 2: Lột hết vỏ bánh chưng cần hấp nóng.

Bước 3: Đổ 1 lượng nước vừa đủ cho đến 1/3 thể tích xoong nồi cơm điện.

Bước 4: Bỏ bánh chưng đã bóc vỏ vào xửng hấp. Sau đó. đặt xửng vào trong xoong nồi cơm điện và đậy nắp nồi lại.

Bước 5: Đối với nồi cơm điện thông minh, bạn chỉ cần chọn chế độ nấu và điều chỉnh thời phù hợp và chờ đợi đến khi bánh nóng là xong. Đối với nồi cơm điện truyền thống, bạn bật công tắc xuống để bắt đầu nấu. Sau khi đèn báo chuyển từ chế độ từ “Cook” sang “Warm”, bạn nên đợi thêm khoảng 10 phút, sau đó mở nắp nồi và chiêm ngưỡng thành quả.

Nếu bạn không muốn ăn bánh chưng, bạn có thể thử món bánh chưng rán:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

 

250gr bánh chưng (hoặc bánh tét)

20ml xì dầu

30gr dưa hành muối

Các bước thực hiện:

Bước 1: Cắt bánh

Sau khi bóc bánh chưng, bạn có thể dùng ngay dây lạt buộc bánh cắt bánh thành 8 phần.

Bước 2: Chiên bánh

Bắc chảo lên bếp, cho vào khoảng 1 thìa dầu ăn, tráng đều khắp chảo. Dầu nóng, xếp lần lượt các miếng bánh vào và bắt đầu chiên.

Bạn chú ý khi một mặt của bánh đã vàng giòn, lật bánh để tiếp tục rán các mặt còn lại cho đến khi giòn đều.

Bước 3: Hoàn thành

Khi bánh giòn, lấy bánh ra đĩa, đặt lên giấy thấm dầu để thấm bớt dầu thừa. Cách rán này giúp bánh có vẻ ngoài giòn rụm, bên trong vẫn giữ được sự mềm mịn, bùi bùi đặc trưng của bánh chưng.

Bánh chưng rán ngon nhất là ăn ngay khi còn nóng. Bạn có thể kết hợp cùng dưa hành muối chua hay 1 ít xì dầu để món ăn tăng thêm hương vị.

Luộc bánh chưng như thế nào mới ngon, không bị lại gạo?

– Lót đáy nồi: Dùng các lá dong thừa chèn dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi để bánh không bị cháy. Việc cho lá thừa vào nồi bánh cũng khiến nước nấu bánh chưng thơm và xanh hơn. Hoặc đặt một khuôn gỗ hình chữ thập bên dưới đáy nồi rồi mới xếp bánh lên.

– Rửa bánh trong quá trình luộc: Để bánh đỡ bị bẩn do nhựa của lá dong chảy ra, luộc được một nửa thời gian thì vớt bánh ra rửa bề mặt với nước lạnh, thay nước luộc rồi nấu tiếp, bánh sẽ xanh và rền hơn.

Nếu không muốn rửa bánh thì trước khi luộc, bọc thêm một lớp lá bên ngoài từng chiếc bánh để tránh cho nhựa lá dong chảy ra nước luộc rồi bám ngược lại vào, khi nào luộc xong, bóc bỏ lớp lá này ra là được.

– Thời gian luộc: Khoảng 10 tiếng

– Lau bánh sau khi luộc: Sau khi vớt bánh, dùng khăn nhúng nước lã lau sạch bên ngoài bánh.

– Chèn bánh: Tìm chỗ thoáng mát trong nhà, xếp bánh vừa vớt ra rồi đặt 1 tấm ván lên trên. Tiếp đó cho thêm chậu nước hoặc vật nặng đè lên trên tấm ván để bánh được săn, chắc. Khi bánh nguội là có thể sử dụng được ngay.