Việc không xây nhà vệ sinh chung với nhà tắm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho gia đình.

Nhật Bản là đất nước có nhiều nét văn hóa độc đáo. Người Nhật thường khá cầu kỳ, kỹ tính. Họ chú ý đến từng chi tiết trong cuộc sống, ngay cả việc bố trí nhà vệ sinh cũng có sự khác biệt với rất nhiều nước.

 

Nếu đã quen với thiết kế xây tích hợp nhà vệ sinh chung với nhà tắm thì khi đến Nhật, bạn sẽ rất khó nhìn thấy điều này. Ngay cả những căn hộ siêu nhỏ chỉ, người ta cũng sẽ cố gắng thiết kế nhà tắm và nhà vệ sinh riêng.

 
 

Lý do nào khiến họ nhất định phải làm theo kiểu thiết kế này?

Người Nhật coi trọng việc tắm

vi-sao-nguoi-nhat-khong-bao-gio-xay-nha-ve-sinh-chung-voi-nha-tam-01

Đối với người Nhật, tắm không chỉ là hoạt động làm sạch cơ thể mà còn là một cách tận hưởng cuộc sống, chăm sóc tinh thần. Đây là một trong những nét văn hóa khá đặc trưng của người Nhật có lịch sử lâu đời, được duy trì qua nhiều thế hệ. Thiết kế nhà tắm và nhà vệ sinh riêng biệt sẽ giúp mọi người thuận tiện hơn trong việc sử dụng. Nếu gia đình có nhiều thành viên thì mọi người không phải chờ nhau sử dụng khi một người đang tắm, người ở ngoài lại muốn đi vệ sinh. Người đang tắm có thể thoải mái ngâm mình thư giãn, chăm sóc cơ thể mà không bị người khác làm phiền.

 

Như vậy, việc tách biệt giữa nhà tắm và nhà vệ sinh không những không gây tốn diện tích mà còn là cách tối ưu hóa không gian trong căn nhà.

 

Đảm bảo vệ sinh

Người Nhật ưa sạch sẽ và quan tâm đến sức khỏe. Ai cũng biết nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn. Mỗi lần giật nước bồn cầu, vô số vi khuẩn có thể phát tán vào không trung rồi bám vào các đồ dùng xung quanh. Nếu để chung nhà vệ sinh và nhà tắm, rất nhiều đồ dùng cá nhân của bạn như khăn tắm, bàn chải đánh răng… đều có nguy cơ nhiễm khuẩn.

vi-sao-nguoi-nhat-khong-bao-gio-xay-nha-ve-sinh-chung-voi-nha-tam-02

Việc để riêng nhà tắm và nhà vệ sinh mang lại lợi ích rất lớn, giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn phát tán, việc làm vệ sinh các không gian này cũng dễ dàng hơn.

Đảm bảo an toàn

vi-sao-nguoi-nhat-khong-bao-gio-xay-nha-ve-sinh-chung-voi-nha-tam-03

Ngày nay, nhiều gia đình sử dụng loại bồn cầu hiện đại, có chức năng phun rửa, sưởi ấm. Để sử dụng các tính năng này, bồn cầu phải được cắm điện liên tục. Như vậy, nếu để bồn cầu trong nhà tắm thì nguy cơ thiết bị hỏng hóc gây ra chập điện, giật điện, cháy nổ sẽ lớn hơn.

Ngoài ra, khi để nhà vệ sinh chung với nhà tắm, người đi vệ sinh cũng dễ bị trượt ngã hơn do sàn nhà luôn ướt.