Mì tôm là món ăn được nhiều người yêu thích, tuy nhiên có những đối tượng không nên ăn kẻo gây hại.

Mì tôm là món khoái khẩu của nhiều người. Thành phần chủ yếu của mì tôm là carbohydrate, trong khi đó cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên cơ thể rất dễ mệt mỏi, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh trọng bệnh.

25

 

 
 

Có những người tuyệt đối không nên ăn mì tôm:

Người béo phì, tim mạch

Mì ăn liền được chiên qua dầu với nhiệt độ cực cao, vì thế lượng chất béo bão hoà (khó tan) trong mì khá nhiều. Đây là chất béo làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch nếu đi vào mạch máu, làm xơ vữa động mạch.

 

Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của mì ăn liền không cân đối, chủ yếu từ tinh bột. Thành phần này càng dễ chuyển hoá thành chất béo, không có lợi cho cơ thể.

 

Người mắc bệnh dạ dày

Ăn nhiều mì ăn liền không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày …

 
26

Người mắc bệnh thận

Người bệnh thận cần hạn chế ăn mặn, nhưng mì lại chứa quá nhiều muối, không chỉ muối ở gói gia vị mà cả muối được tẩm ướp trong cuộn mì (tổng của chúng bằng 1/3 lượng muối cần thiết cho cơ thể trong 1 ngày).

 

Với lượng muối cao như vậy, chắc chắn sẽ không tốt cho cơ thể người bệnh thận.

Có nên ăn sáng bằng cơm nguội hay mỳ tôm không? - KingSEO

Trẻ nhỏ

Mì hấp dẫn mọi người từ mùi hương, và với nhiều gia vị, nó cũng rất kích thích vị giác của trẻ nhỏ, khiến trẻ rất thích và có khi ghiền ăn mì. Nhưng, có nhiều lý do để không nên cho trẻ nhỏ ăn mì:

– Kém dinh dưỡng: Nó sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ, chỉ bổ sung cách dư thừa phần năng lượng (năng lượng rỗng).

 

– Khó tiêu hóa: Quá trình tiêu hóa mì quá dài trong dạ dày khiến cho cơ thể bé đầy hơi, chán ăn, ăn ít, giảm hấp thụ dinh dưỡng.

– Quá nhiều chất gây hại: Mì chiên có độ oxy hóa cao, dầu trong gói mì cũng được xử lý chiên và bị oxy hóa. Oxy hóa là tác nhân gây các bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư. Chưa kể mì còn chứa nhiều muối, bột ngọt, các gia vị và phụ gia khác,… Chúng sẽ “quá tải” với cơ thể trẻ.

Ăn mì thế nào để ít ảnh hưởng tới sức khỏe?

27

– Không nên ăn thường xuyên, chỉ nên dùng 1 lần/1 tuần.

– Nên trụng cuộn mì qua nước sôi trước khi nấu ăn.

 

– Chỉ nên ăn lượng nhỏ muối trong gói gia vị, và nên bỏ gói dầu gia vị vì nó không tốt.

– Nên ăn mì kèm với rau củ và bổ sung thêm đạm như thịt, trứng,… để gia tăng và cân bằng hơn về dinh dưỡng.