Đứa trẻ được ngủ với bà nhiều hình thành những tính cách không tốt khi trưởng thành.
Bố mẹ chăm con không bằng ông bà chăm cháu vẫn là quan điểm hình thành đã lâu trong nhiều gia đình Việt.
Ông bà thường quý các cháu, có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn để bên cạnh, chăm chút cho đứa cháu của mình từng miếng ăn đến giấc ngủ. Đó cũng là cách họ giúp cho những cặp vợ chồng còn trẻ có thời gian để đi làm kinh tế gia đình.
Chính vì thế không ít đứa trẻ ban ngày đã ăn chơi cùng ông bà, đêm đến vẫn được ngủ cùng ông bà. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng đứa trẻ từ nhỏ đã được ngủ cùng ông bà, 10 năm sau sẽ hình thành tính cách, con người khác hẳn so với những đứa trẻ được ngủ với bố mẹ, hoặc ngủ riêng.
Cụ thể, những đứa trẻ được ngủ với ông bà từ tấm bé sẽ có những biểu hiện:
Đầu tiên, khả năng tự chăm sóc cho bản thân sẽ kém hơn
Đứa trẻ ngủ với ông bà sẽ được làm tất cả mọi thứ như gọi dậy vào mỗi sáng, dọn dẹp giường ngủ, chuẩn bị quần áo, được đắp chăn mỗi đêm…
Lâu dần, những hành động này của ông bà theo tâm lý học sẽ tạo cho đứa trẻ một tính cách mặc kệ và ỷ lại. Khả năng tự chăm sóc bản thân của chúng khi trưởng thành sẽ kém hơn so với những bé ngủ với bố mẹ và không được chăm sóc kĩ càng như vậy.
Trẻ ngủ một mình lại càng độc lập hơn. Mỗi khi đi ngủ trẻ phải tự đặt báo thức cho riêng mình, tự tỉnh dậy vào mỗi buổi sáng, mặc quần áo và có ý thức tự làm vệ sinh cá nhân.
Thứ hai, ảnh hưởng đến giấc ngủ của cả hai bên
Người già rất quý cháu và thường sợ cháu lạnh, nóng nên thường xuyên chạm vào người cháu trong lúc ngủ, mở chăn hoặc đắp chăn cho cháu. Trong nhiều trường hợp điều đó có thể khiến đứa trẻ bị đánh thức, ảnh hưởng đến giấc ngủ của cháu.
Tương tự như vậy, người bà cũng có thể bị ảnh hưởng giấc ngủ. Đứa trẻ có xu hướng nghịch ngợm có thể thức giấc giữa đêm, khiến ông bà phải dỗ dành và giấc ngủ tuổi già bị gián đoạn.
Thứ ba, trẻ cảm thấy không an toàn
Cha mẹ quá bận rộn, vì vậy những đứa trẻ được giao phó cho ông bà, họ ăn cùng nhau, chơi với nhau, thậm chí ngủ cùng nhau. Như vậy đứa trẻ được ở với ông bà cả ngày.
Tuy nhiên, ban đầu tâm lý đứa trẻ nào cũng muốn được ở gần bên bố mẹ, được cha mẹ yêu thương che chở.
Nhưng chính vì cha mẹ quá bận rộn, giao phó mọi việc con cái cho ông bà khiến đứa trẻ cảm thấy mình không được bố mẹ quan tâm, đem đến cho bé cảm giác không an toàn, tự ti, nhạy cảm với lo lắng. Nó rất không có lợi cho sự phát triển của trẻ em.
Còn nhỏ, đứa trẻ chưa thể hiểu được những thứ thiên về của cải, vật chất, thứ mà chúng cần nhất chỉ là tình cảm của bố mẹ. Vì thế, dù có bận rộn đến đâu, nếu muốn thì bản thân cha mẹ đều hoàn toàn có thể sắp xếp được công việc để ở bên cạnh trẻ vào buổi tối chứ đừng phó mặc hoàn toàn cho ông bà.