Khi thấy con có những dấu hiệu này, mẹ đừng chủ quan mà hãy nhanh chóng đưa con đi khám.

Bây giờ mặc dù chúng ta đã dần quen với sự có mặt của “Chị Vy”, bớt hoang mang mất bình tĩnh hơn nhưng thực sự vẫn lo lắng vô cùng, nhất là khi ở nhà có các bé nhỏ á các mẹ. Hôm qua em đọc báo thấy thông tin trẻ nhỏ bị F0 phải nhập viện dạo gần đây tăng lên rất nhanh, vẫn biết bây giờ phải chấp nhận điều này nhưng thực sự vẫn quá lo lắng. Thôi thì cứ cố gắng hết sức cẩn thận giữ gìn cho con, nếu chẳng may bị “chị Vy” ghé thăm thì cố gắng theo dõi, chăm sóc con thật cẩn thận ạ. Mà bài báo hôm qua em đọc, bác sĩ cũng có đưa ra cảnh báo về những dấu hiệu trẻ F0 chuyển nặng cần đưa đi bệnh viện ngay, chị em nên nắm rõ để có hướng xử lý kịp thời nha.

Thông tin em đọc được trên vietnamnet thì bác sĩ Nguyễn Thành Lê, Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương cho biết số lượng bệnh nhi là F0 phải nhập viện hiện tăng đột biến từ trước đến nay. Khoa được bệnh viện giao 80 giường để điều trị trẻ là F0 nhưng nay số lượng bệnh nhi đã rơi vào khoảng 100. Bác sĩ cũng cho biết lúc trước bệnh nhi F0 nhập viện lẻ tẻ, nhưng nay tăng nhanh, có ngày cao điểm còn hơn 20 ca.

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Present

Các bé nhập viện đa phần đều có các dấu hiệu như sốt cao, bỏ ăn, bỏ ti, co giật, có một số trường hợp suy hô hấp,… Trẻ bị mắc Cô Vi thường có diễn tiến bệnh nhẹ hơn nhiều so với người lớn, tuy nhiên, giữa tình hình số lượng F0 ngày càng tăng một cách chóng mặt như hiện nay thì số trẻ em diễn tiến nặng, phải nhập viện chắc chắn cũng sẽ tăng theo.

Tuy trẻ F0 thường ở thể nhẹ hoặc không triệu chứng nhưng vẫn có thể có những trường hợp diễn tiến nặng nên các mẹ không được lơ là chủ quan. Nếu con là F0, mẹ cần theo dõi nhiệt độ, chỉ số Sp02 cho trẻ đều đặn mỗi ngày ít nhất là 2 lần. Con xuất hiện triệu chứng nào thì cố gắng đi ều trị triệu chứng đó. Ví dụ sốt thì cho trẻ uống th uốc hạ sốt theo đúng liều lượng, con ho thì có thể dùng các chế phẩm ho từ thảo dược,… Điều quan trọng là các mẹ cần bình tĩnh, theo dõi con hết sức cẩn thận. Bác sĩ cũng khuyến cáo những dấu hiệu nguy hiểm nếu xuất hiện ở trẻ đang là F0, mẹ cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hoặc đưa con đến bệnh viện gần nhất:

– Sốt cao (hơn 39 độ) liên miên khó hạ dù mẹ đã kết hợp sử dụng cả paracetamol và Ibuprofen

– Ti kém, bỏ ti, không ăn uống được

– Khó thở, thở bất thường, phập phồng cánh mũi, thở nhanh, thở gấp hơn so với độ tuổi, thở rít, khò khè,…

– Tím tái, chỉ số Sp02 < 96

– Nôn nhiều

– Co giật, tay chân co quắp, mất ý thức

– Dấu hiệu mất nước, tiểu ít, môi se, mắt trũng,…

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: AA Photo

– Cử động ít, li bì khó đánh thức

– Mắc thêm các bệnh nguy hiểm khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết,….

– Tai, mắt, rốn sưng tấy, chảy mủ

– Đau tức ngực, mệt mỏi, lơ mơ không chịu chơi

– Tiêu chảy kéo dài, có m áu trong ph ân

– Quấy khóc nhiều không dứt

– Thóp phồng

– Trên da có nhiều mụn mủ (hơn 10 mụn).

Ngoài những dấu hiệu trên, nếu phát hiện trẻ F0 có bất cứ dấu hiệu bất thường nào khác mẹ cũng cần nhanh chóng đứa trẻ đến bệnh viện ngay, đừng lơ là chủ quan kẻo quá muộn. Bên cạnh đó, trẻ dưới 12 tháng tuổi hoặc có sẵn các bệnh lý nền như béo phì, rối loạn chuyển hóa, sinh non, bị tim bẩm sinh, đái tháo đường,… thì sức đề kháng kém hơn, dễ lây nhiễm và cũng dễ trở nặng hơn nên đây cũng là đối tượng cần được lưu ý đặc biệt nếu mắc Cô Vi.

Giữ thái độ bình tĩnh và hiểu rằng trẻ nhỏ mắc Cô Vi ít thường nhẹ, ít có trường hợp chuyển nặng, cũng hiếm có ca tử vong, đó là điều cần thiết trong lúc này. Nhưng nếu chắc chắn rằng trẻ con không bao giờ trở nặng thì lại là sai lầm. Hãy từng ngày quan sát con, đặc biệt trong khoảng thời gian nhiễm bệnh từ 5-10 ngày và sau 3 tháng, kể từ khi trẻ khỏi bệnh, để sớm phát hiện và xử trí kịp thời mẹ nhé!

Theo:webtretho

https://www.webtretho.com/p/tre-f0-nhap-vien-tang-dot-bien-bac-si-chi-ra-cac-dau-hieu-chuyen-nang-can-di-kham-dung-cham-tre?utm_content=buffer7099e&utm_medium=social&utm_source=facebook.com&utm_campaign=WebtrethoPage&fbclid=IwAR1q_9HM0N9D8L2pvB5fUT64PC1z_YXjcA53wB6TkLelw2y2AqjOZGRTTkA