Trước tình thế người phụ nữ kia “làm căng”, bà mẹ đã có màn ứng xử thông minh và đúng mực.
Sự việc xảy ra tại Trung Quốc, một bà mẹ có con tên là Tiểu Minh đang học lớp 1. Trong một buổi học, chẩng hiểu lí do gì mà cậu bé đã làm gãy cây bút của bạn cùng lớp. Vì thế, phụ huynh của cậu bạn kia đã tìm đến tận trường, đòi lại công băng cho con trai.
“Cây bút của con tôi là đồ hiệu rất đắt tiền, một người dì đã tặng nhân dịp năm mới cho con tôi, giá của nó khoảng 1.500 tệ (hơn 5 triệu đồng)”. Trước sự hung hăng của người mẹ này, phụ huynh của Tiểu Minh nhẹ giọng nói: “Hãy đợi một lát, trước tiên tôi cần hiểu chuyện gì đã xảy ra”, sau đó đi về phía Tiểu Minh nhỏ nhẹ hỏi con chuyện gì đã xảy ra.
Thấy mẹ không tức giận, Tiểu Minh trong lòng không còn sợ hãi, kể rằng bạn học đó thích bắt nạt, vì Tiểu Minh bị điểm kém nên luôn cười nhạo và đặt biệt danh cho cậu. Lần này là do cậu bạn cùng lớp đó đang khoe cây bút được dì mua cho, thấy Tiểu Minh không để ý đến mình, cậu ta cố tình hất sách của Tiểu Minh xuống đất và mắng Tiểu Minh. Giữa hai bạn xảy ra cãi nhau, thậm chí cậu bạn kia còn định đánh Tiểu Minh, cuối cùng làm rơi gãy cây bút đắt tiền.
Mẹ của Tiểu Minh nghe vậy liền nhận thấy hóa ra lỗi không phải do con cô chủ động nên thôi. Nhưng người mẹ của bạn nhất quyết không bỏ qua, đòi phải bồi thường.
“Tôi không biết tại sao chị lại muốn một đứa trẻ tiểu học cầm bút quá đắt tiền đi học, nhưng đây là quyền tự do của chị. Bây giờ cây bút bị hỏng, tôi tin rằng chị đã biết vì sao nó gãy, người bắt đầu trước là con của chị. Tôi nghĩ vì cả hai đều có lỗi cho nên chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm bồi thường một nửa, mong chị thông cảm”, mẹ Tiểu Minh nói.
Nghe những lời này, cả giáo viên chủ nhiệm và người mẹ kia cảm thấy không còn gì để tranh cãi và đưa ra thống nhất chung để giải quyết vấn đề. Sau khi về nhà, cậu bé Tiểu Minh không những không bị mẹ trách mắng mà còn được nhẹ nhàng khuyên bảo: “Nếu ai đó gây sự với con, hãy báo với giáo viên”.
Bố mẹ nên lầm gì khi nghe người khác “kể tội” con
Một số cha mẹ thường ngay lập tức chỉ trích con cái khi họ nghe thấy con mình mắc lỗi ở trường, bất kể lý do gì. Một số cha mẹ thường trốn tránh trách nhiệm và luôn nghĩ rằng mọi lỗi lầm là lỗi của trẻ, cả hai điều này đều không chính xác.
Điều này đôi khi sẽ trở thành gánh nặng tâm lý của trẻ khiến trẻ sợ hãi, ngại giao tiếp và ngại chia sẻ với bố mẹ hơn vì chúng nghĩ rằng dù có nói gì thì bố mẹ cũng không tin. Lắng nghe con nhiều hơn sẽ giúp cha mẹ giải quyết vấn đề một cách khách quan nhất. vừa tránh để con bị oan ức lại giúp con sửa sai khi làm chưa đúng.