Cuộc sống, suy cho cùng chỉ cần bình yên và biết đủ, vậy là hạnh phúc rồi.
Cổ nhân thường nói
Nơi đông giữ miệng, tránh họa vào thân; nơi loạn giữ tâm, tránh gặp sai lầm. Nơi thị phi giữ lời, tránh gặp phiền phức; ngẩng cao đầu làm người, cúi người làm việc.
Có một số người không nên đợi, có một số việc không nên tranh, nếu là của mình thì không đi đâu mất, nếu không phải của mình thì cố giữ cũng bằng không.
Làm tốt việc của mình, sống cuộc sống của chính bản thân mình; tu tốt tâm mình, lập đức cho thân.
Đầu nghĩ việc phú quý, tâm giữ điều thanh tịnh. Để cuộc sống thực tại, để kiếp người thanh tao; để cho người hạnh phúc, để cho mình thêm vui.
Tình thế không thể làm tới tận cùng, phúc không thể hưởng tận, tiện nghi không thể chiếm hết, thông minh không thể dùng hết
Trên thế gian này, không có việc gì là thập toàn thập mỹ. Bởi vậy Tăng Quốc Phiên mới đặt tên cho nơi mình cư trú là “Cầu Khuyết trai”, dụng ý là giữ được giới cấm, sống yên ổn nghĩ đến ngày gian nguy. Khổ cực mong muốn đắc được sự viên mãn về tinh thần, trước tiên cần có đôi chút thiếu hụt về vật chất.
Sống ở đời, bạn dành cho người khác một lối thoát cũng chính là dành cho mình một lối đi, cho người khác cơ hội cũng chính là cho mình hy vọng
Trong thế giới tự nhiên, muôn loài đều phải nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn, chúng đồng sinh đồng diệt, một cá thể phát triển thì toàn thể phát triển, một cá thể bị tổn thương thì toàn thể bị tổn thương.
Cho đi, đó là một niềm vui. Bởi lúc bạn cho đi, nó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi, mà ngược lại, nó lại là sự thu hoạch.
Cho đi, đó cũng là một loại hạnh phúc. Bởi khi bạn cho đi, chính là lúc bạn gieo mầm hạnh phúc cho tâm hồn mình.
Đời người có bốn nỗi khổ
Một là nhìn không thấu, không thấy được sự yên vui gắn bó trong xã hội bon chen đấu đá.
Hai là xả không được, không xả được chuyện vui đã qua. Hay nói cách khác, đó là không quên đi được những phút huy hoàng trong quá khứ.
Ba là bước không qua, không vượt qua được những nỗi buồn trong tình cảm của quá khứ, đắm chìm trong cảm xúc đau buồn của ngày hôm qua.
Bốn là buông không được. Có câu nói rằng, ‘đời người như một bản tình ca, có lúc trầm lúc bổng’. Làm người thì cần phải nhấc lên được thì cũng buông xuống được, nhưng có nhiều người nhấc lên được nhưng mãi chẳng thể buông, buông không được những việc, những người đã qua trong quá khứ.
Người ở trong hạnh phúc không biết là hạnh phúc, thuyền đi trong nước không biết nước chảy
Khi đói, ăn là hạnh phúc; khi khát, uống là hạnh phúc; khi mệt, ngủ là phúc; khi nguy hiểm, an toàn là phúc. Tuy nhiên cũng còn một mặt khác, ăn để chống đỡ thì không ăn là hạnh phúc; uống quá no thì không uống là hạnh phúc; ngủ quá đủ thì tìm được việc để làm là hạnh phúc; an toàn quá thì thám hiểm để tìm chút phấn khích tò mò là hạnh phúc.
Con người ở trong hạnh phúc không biết mình hạnh phúc, mãi tới một ngày gặp phải khổ nạn mới đi so sánh hồi tưởng với những ngọt ngào trước kia. Bởi vậy, người hiểu trong ngọt ngào luôn có cay đắng, trong phúc có họa và ngược lại, chính là người có thể cảm nhận hạnh phúc rõ nhất.
Người biết cảm ơn mới có thể trân trọng hạnh phúc. Chúng ta luôn coi thường những thứ đã đạt được và đang có mà thiếu đi tấm lòng biết ơn, đó chính là “Trong phúc mà không biết mình hạnh phúc”.
Cuộc sống giàu có thì có phiền phức của sự giàu có, tình cảnh bần hàn có sự vui vẻ của bần hàn
Người giàu có có sự phiền muộn của người giàu có. Càng giàu có bao nhiêu càng nghĩ làm sao để giữ được, bởi vậy sẽ hao tâm tổn sức vì tiền tài. Người nghèo cũng có niềm vui của người nghèo, cũng tránh được rất nhiều chuyện phiền lòng.
Giàu và nghèo đều bao gồm cả hai mặt vật chất và tinh thần, có người có thể “giàu có” về vật chất nhưng lại “nghèo khó” về tinh thần, vậy nên trong cuộc sống hằng ngày vẫn tránh không nổi phiền muộn. Lại có những người có thể “nghèo khổ” về vật chất nhưng lại rất “giàu có” về tinh thần, làm được việc mình yêu thích và tìm thấy “sự vui vẻ” trong chính cảnh nghèo của mình.