Sự cho đi của một người xuất phát từ lòng lương thiện. Và cái kết ngọt ngào họ nhận được, không phải là tiền bạc, vật chất hay danh vọng mà xuất phát từ lòng biết ơn của đối phương.
1. Sự cho đi của một người xuất phát từ lòng lương thiện. Và cái kết ngọt ngào họ nhận được, không phải là tiền bạc, vật chất hay danh vọng mà xuất phát từ lòng biết ơn của đối phương.
2. Một chiếc ô không bao giờ lãng quên sứ mệnh của mình, chính giúp người khác che mưa đỡ nắng. Bạn muốn biết nếu chiếc ô biết nói, nó sẽ nói gì với bạn không? Nó sẽ nói rằng: Nếu bạn không che mưa cho người khác, có ai nguyện ý để bạn trên đầu đâu!
Vậy đấy, nếu muốn người khác tôn trọng mình, hãy biết cho đi!
3. Người xưa có câu “Thi ân bất cầu báo”, nghĩa là đừng mong mỏi những gì bạn đã cho đi. Đừng mong người khác sẽ biết ơn và trả lại những gì họ đã nhận được từ bạn. Càng giữ nhiều tính toán, tâm can càng buồn khổ. Càng mong cầu đòi hỏi, cõi lòng càng oán hận.
4.
Phật kể có hai người trước khi thác sinh được quyền lựa chọn: Luân hồi chuyển kiếp để “cho” hoặc luân hồi chuyển kiếp để “nhận”.
Người đầu tiên trong đầu đã có sẵn ý định muốn sống sung sướng và hưởng thụ nên lập tức cất tiếng trước xin được thác sinh để “nhận”. Người còn lại vì chậm hơn nên không còn lựa chọn nào khác, buộc phải chọn thác sinh để “cho”.
Ban đầu, người thứ hai có vẻ hơi phiền muộn, nhưng tự an ủi mình: “Sống để cho có thể giúp ích cho chúng sinh và biết được ý nghĩa thực sự của cuộc sống, vậy sao phải buồn”.
Diêm Vương sau làm khế ước về số mạng, nói với người thứ hai: “Vì ngươi chọn sống để cho đi, vậy kiếp sau, ngươi sẽ làm một phú ông giàu chuyên làm từ thiện và bố thí cho chúng sinh”.
Diêm Vương nói tiếp với người đầu tiên: “Còn ngươi vì ngay ban đầu lựa chọn sống để nhận, nên kiếp tới ngươi sẽ làm một người ăn mày nghèo khổ, sống dựa vào sự bố thí của người khác”.
Vậy đấy, trên đời này đâu ai ngồi không mà hưởng lợi.